II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003
3. Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng tiếp nhận vốn đầu tư
mô trong môi trường phát triển đầy biến động như hiện nay, chính phủ phải có năng lực điều chỉnh chính sách. Một trong những nội dung chính của việc tạo lập và ổn định kinh tế vĩ mô là ổn định tiền tệ.Bản chất của vấn đề này là ở chỗ đầu tư cao có khả năng dẫn tới lạm phát. Do vậy, một trong những biện pháp ổn định tiền tệ chủ yếu là năng lực kiểm soát và điều chỉnh nhịp độ, cơ cấu đầu tư sao cho nền kinh tế không bị quá "nóng" song vẫn đảm bảo tộc độ tăng trưởng như dự kiến. Để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI nhà nước cần kết hợp nhiều chính sách như: Chính sách thuế nhập khẩu các mặt hàng công nghệ, chính sách tín dụng…Định hướng của nhà nước là nhập khẩu được công nghệ nguồn từ nước ngoàI thì biện pháp "thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam " là biện pháp tối ưu để Việt Nam nhập khẩu được công nghệ nguồn từ các nước phát triển trên thế giới và sử dụng công nghệ nàyđạt hiệu quả cao trong điều kiện rất thiếu thốn và trình độ hiểu biết còn hạn chế hiện nay. Biện pháp này giúp Việt Nam vừa thu hút được công nghệ nguồn vừa nâng cao và tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá môi trường đầu tư. Chúng ta cần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhằm nâng cao nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đâù tư.
3. Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng tiếp nhận vốn đầutư tư
Con người là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Hiện nay Việt Nam rất thiếu cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao nên chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm Việt Nam thường có khả năng cạnh tranh thấp. Để khắc phục tình
trạng này, cần chú trọng tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi trong mọi ngành nghề. Về vấn đề này cần có những giải pháp tư phía nhà nước kết hợp với các giải pháp từ phía các doanh nghiệp .
Việt Nam tuy là một nước có tỷ lệ người biết chữ cao so với các nước trong khu vực nhưng mặt bằng chung về chất lượng lao động của Việt Nam lại chưa cao. Nhà nước cần tăng cường đào tạo những người lao động lành nghề về kỹ năng lao động, trình độ nhận thức, kỷ luật trong lao động. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường trung học và dạy nghề. Nhà nước tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu nâng cao trình độ cho các cán bộ kỹ thuật có khả năng tiệp thu những công nghệ hiện đại trên thế giới. Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập nghiên cứu tại EUđể phục vụ cho tiến trình CNH- HĐH đất nước. Đối với các cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI cần phải tuyển chọn chặt chẽ cả về trình độ lẫn phẩm chất đạo đức. Như vậy trong nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể gian lận được trong chuyển giao công nghệ, kinh doanh và thuế…
KẾT LUẬN
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta luôn coi trọng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đại được những mục tiêu đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Những chính sách và biệt pháp huy động vốn đầu tư nước ngoài, quan trọng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được quan tâm hơn nữa. Bởi nguồn vốn này đem lại cho nước nhận đầu tư (cho Việt Nam) nhiều lợi ích. Mà thực tiễn trong những năm qua Việt Nam đã đạt được đó là: Góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn ở nước ta, khoảng 30% tổng số vốn đầu tư trong nước, tạo công ăn làm việc cho người lao động, tăng nguồn thu nhập từ xuất khẩu dich vụ và đóng góp cho ngân sách Nhà nước...
Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những kiếm khuyết. Em mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 2. Giáo trình kinh tế đầu tư (Đại học kinh tế quốc dân)
3. Chiến lược huy đông vốn phục vụ CNH-HĐH đát nước
4. Luật đầu tư nước ngoài: 1990,1992, 1996, 2000,2002 và các văn bản dưới luật
5. Các tạp chí : Ngiên cứu kinh tế, đầu tư, kinh tếvà dự báo và các tạp chí khác
6. Giáo trình đầu tư nước ngoài (Đại học ngoại thương)