II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003
1. Cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam
Môi trường đầu tư gồm nhiều vấn đề như: môi trường luật pháp; ổn định chính trị; thủ tục hành chính ….
_ Nhà nước Việt Nam cần cải thiện môi trường luật pháp : Hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật, đồng thời xem xét lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ trước hết trong luật Đầu tư nước ngoài. Đặc biệt khi chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN, của IMF và đang đàm phán gia nhập WTO, luật Đầu tư nước ngoài cần đưa thêm các qui định để đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment) trong các lĩnh vực như: các biện pháp về đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) và chế độ cấp giấy phép đầu tư. Tức là hệ thồng pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay cần được xây dựng theo hướng nhất quán, ổn định trên cơ sở hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tính đồng bộ phải được xem cả về mặt kinh tế, xã hội. Về thời gian phải đảm bảo tính kịp thời cũng như sự đồng bộ giữa các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Đối với các văn bản luật, sau một thời gian ban hành và thực hiện thì một số điều kiện thực hiện nó không còn nữa. Vì vậy, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và cán bộ quản lý kinh tế trên cơ sở đó cần tổng hợp , sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi đó.
Khi Việt Nam trở thành viên đầy đủ của AFTA vào năm 2006, hàng rào thuế quan sẽ giảm xuống dưới 5% thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bước vào môi trường cạnh tranh quốc tế. Để có lợi nhuân tối đa,các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các thành viên khác của AFTA để đầu tư, sau đó sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam bằng con đường thương mại. Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với nhu cầu hội nhập đó là tập trung vào những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh
Cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư . Hiện nay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập dưới hình thức pháp lý duy nhất là công ty TNHH. Nhưng hình thức nay có nhược điểm là không dược phát hành cổ phiếu nên thương gặp khó khăn khi cần huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc khi chuyển nhượng vốn cho đối tượng khác ngoài thành viên trong công ty. Các chuyên gia kinh tế cho rằng càn bổ sung thêm 3 hình thức đầu tư mới: hình thức doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và công ty quản lý vốn.
+ Hình thức doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng thì tình hình chuyển đổi từ doanh nghiệp liên doanh sang 100% vốn nước ngoài sẽ không diễn ra mạnh như trong năm 1999 vừa qua.
+ Chi nhánh công ty nước ngoài sẽ là kênh đầu tư mới có sức hấp dẫn nếu được cho phép là hình thức đầu tư mới.
+ Hình thức công ty quản lý vốn là một hình thức được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đối với những tập đoàn có nhiều dự án đầu tư tại một nước. Hoạt động của các công ty này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài điều phối và hỗ trợ cho các dự án đầu tư khác nhau một cách hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao tính hiệu quả trong các dự án đầu tư của họ.
Ngoài ra cũng cần bỏ qui định về phần vốn góp của bên nước ngoài trong liên doanh phải lớn hơn 30% vì qui định nay sẽ ngăn cản các nhà đầu tư có vốn vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam .
Hiện nay các công ty đa quốc gia đang chiếm vai trò quan trọng đối với luồng di chuyển nguồn vốn FDI. Vì vậy bên cạnh những điều chỉnh về hình thức các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cũng cần phải xây dựng chính sách thu hút các công ty xuyên quốc gia (TNCs).Thế mạnh của các TNCs, đặc biệt là các TNCs lớn, của các nước công nghiệp phát triển Châu Âu là lĩnh vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ.Bằng cách này Việt Nam không chỉ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư mà còn nhận được công nghệ chuyển giao một cách trực tiếp từ công nghệ nguồn(công ty mẹ) và tiếp cận nhanh chóng vào thị trường thế giới thong qua mạng lưới marketing toàn cầu của họ.Tuy nhiên trong quá trình chuyển giao công nghệ thông qua nguồn vốn FDI các đối tác thường chuyển giao công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trình độ thấp qua các chi nhánh TNCs. Vì vậy cần phải có những tổ chức tư vấn chất lượng cao, những toà án giải quyết tranh chấp có uy tín, hiểu biết sâu sắc về pháp luật Việt Nam cũng như thế giới.
Tóm lại về vấn đề hoàn thiện môi trường luật pháp Việt Nam cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư, bổ sung và đơn giản hoá luật lệ đầu tư đặc biệt chú ý tới tính hệ thống, tính minh bạch, tính ổn định cũng như tính khả thi của luật pháp. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cần được đối xử công bằng, dựa trên cùng một nguyên tắc.
_ Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoàI quan tâm đó là chi phí đầu tư. Như đã phân tích ở trên, chính phủ Việt Nam cần có các biện pháp tiếp tục giảm chi phí đầu tư ở Việt Nam như: tiếp tục cải thiện và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh tuyên truyền vận động xúc tiến đầu tư đối với các đối tác từ EU như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…Nhà nước cần tăng cường việc xây dựng các công trình giao thông công cộng cũng như mạng lưới điện, nước, bưu chính viễn thông …. Việt Nam tổ chức, tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ thương mại quốc tế để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư cũng như khuyến khích các
doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường và gặp gỡ các đối tác phù hợp. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI để tìm hiểu tình hình, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các nhà đầu tư.
_ Cải cách hành chính: Cần trao quyền nhiều hơn nữa cho các nhà chức trách thực hiện cấp giấy phép đầu tư để họ chủ động xử lý các vấn đề phát sinh. Công khai qui trình thủ tục lập hồ sơ dự án, thẩm định dự án, qui định cụ thể thời gian giải quyết công việc, trách nhiệm của từng cơ quan và cá nhân thực hiện từng phần việc. Để đảm bảo chủ trương "Một cửa", cần qui định rõ lệ phí cho mỗi loại giấy phép và tiến tới chế độ đăng ký đầu tư, giảm tối đa cơ chế xin- cho tránh làm mất thời gian, tiền bạc và hạn chế tiêu cực(quan liêu, cửa quyền, áp dụng các qui định một cách tuỳ tiện). Đông thời, vấn đè cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cải cách bộ máy quản láy hành chính, đây là một vấn đề vô cùng phức tạp. Cần phải có những cải tiến phù hợp và chú ý đến thông lệ quốc tế. Trong khâu lập hồ sơ nên giảm bớt các loại giấy tờ không cần thiết, đơn giản hoá thủ tục cho các loại dự án vừa và nhỏ.
- Ổn định về chính trị: chính trị và kinh tế luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự ổn định về chính trị sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và ngược lại sự ổn định về kinh tế sẽ đảm bảo niềm tin đối với đảng lãnh đạo, là cơ sở cho ổn định chính trị. Giữ vững, ổn định chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vì mỗi khi tình hình chính trị không ổn định cũng có nghĩa là mục tiêu thu hút vốn FDI sẽ thay đổi, phương thức để đạt được mục tiêu đó cũng thay đổi. Hởu quả của sự phá bỏ ấy là sự thiệt hại về lợi ích, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải gánh chịu một phần và như vậy sẽ không đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận của các nhà đầu tư.Trong những năm qua, Việt Nam đã giữ ổn định chính trị -xã hội và được dư luận thế giới đánh giá cao. Đây là một lợi thế so sánh cần được phát huy. Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị ở Việt Nam thì yếu tố quyết định là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, kịp thời ngăn
chặn âm mưu của các thế lực phản động, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đi lên CNXH.