Thiết kế bài học “Bài ca ngất ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu dạy học các bài thơ hát nói trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 89 - 116)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.1 Thiết kế bài học “Bài ca ngất ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Hiểu đƣợc phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu đƣợc vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực

- Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngƣởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số ngƣời hiện đại.

- Nắm đƣợc những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỷ XIX.

B. Phƣơng tiện dạy học .

- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Bảng phụ, phiếu học tập.

C. Cách thức tiến hành.

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học văn mà cốt lõi là tổ chƣ́c HS học tập bằng hoạt động và hoạt động một cách tích cực, sáng tạo

D. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em có cảm nhận nhƣ thế nào về con ngƣời Tú Xƣơng qua bài thơ “Thƣơng vợ”?

“Bài ca ngất ngƣởng” là một sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ. Bài thơ thể hiện một quan niệm, một lối sống mới mẻ, táo bạo, phóng túng khác với quan niệm và lối sống của Nho gia. Nhà thơ đã tìm đƣợc một hình thức phù hợp để thể hiện tƣ tƣởng và cảm xúc của mình, đó là thể thơ hát nói phóng khoáng tự do.

Hoạt động 1: Bƣớc đầu tiếp xúc với văn bản bài thơ 1.1 Đọc văn bản bài thơ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng.

Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lƣợc đã nên tay ngất ngƣởng.

Lúc Bình Tây, cờ đại tƣớng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngƣởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cƣời ông ngất ngƣởng.

Đƣợc mất dƣơng dƣơng ngƣời thái thƣợng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vƣớng tục. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phƣờng Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngƣởng nhƣ ông!

- Yêu cầu đọc : Việc đọc văn bản này có lẽ phải tiến hành qua hai lƣợt. Lƣợt đầu, đọc câu nào giảng nghĩa câu đó (diễn ý thơ ra văn xuôi). Lƣợt hai, đọc lại toàn bộ văn bản để HS có một ấn tƣợng tổng quát về bài thơ. Chú ý xem kỹ phần “chú thích” để hiểu đúng ý của từng câu thơ.

1.2 Tìm hiểu nghĩa các từ khó trong văn bản .

* Giải thích về từ “ngất ngƣởng”

Trong bài thơ có 4 lần từ “ngất ngƣởng” đƣợc dùng với sự kết hợp sau đây:

- Gồm thao lƣợc đã nên tay ngất ngƣởng (bổ nghĩa cho danh từ) - Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngƣởng (bổ nghĩa cho động từ) - Bụt cũng nực cƣời ông ngất ngƣởng (bổ nghĩa cho đại từ) - Trong triều ai ngất ngƣởng nhƣ ông (tính từ - vị ngữ)

Nhƣ vậy, ngất ngƣởng là chỉ một kiểu ngƣời, một lối sống. Đó là lối sống có bản lĩnh, không uốn mình theo những khuôn mẫu ứng xử phổ biến nhƣ các nhà nho đƣơng thời, coi thƣờng công danh phú quý, coi thƣờng cả dƣ luận khen chê, sống với tài năng và phẩm chất của mình, sống với những cái mình ƣa thích

1.3 Tìm hiểu thể loại và kết cấu của văn bản

Gợi dẫn 1:“Bài ca ngất ngƣởng” đƣợc làm theo thể thơ gì? Đặc điểm của thể thơ đó? Bài thơ đƣợc cấu trúc nhƣ thế nào?

Yêu cầu:

- “Bài ca ngất ngƣởng” đƣợc làm theo thể thơ hát nói. Thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. “Bài ca ngất ngƣởng” thuộc loại biến cách, dôi khổ, cụ thể là dôi hai khổ giữa. Bài thơ gồm 5 khổ: khổ đầu 4 câu, 3 khổ giữa mỗi khổ 4 câu và khổ xếp 3 câu, tổng số 19 câu.

- Bố cục bài thơ: + 6 câu đầu (mở đầu bằng câu chữ Hán): Nguyễn Công Trứ tự hào về cái “ngất ngƣởng” của ông lúc còn làm quan trong triều nhà Nguyễn.

+ 10 câu giữa (mở đầu bằng câu chữ Hán): Nguyễn Công Trứ tự hào về cái “ngất ngƣởng” của ông khi về nghỉ hƣu.

+ 3 câu kết, ông tự hào cho rằng: dù ở địa vị nào, hoàn cảnh nào trƣớc sau ông đều vẹn đạo vua tôi, đó là phẩm chất cao quý mà không phải ai cũng giữ đƣợc.

1.4 Tìm hiểu một số kiến thƣ́c ngoài văn bản * Tác giả

Gợi dẫn 2: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy cho biết những nét chính về con ngƣời, cuộc đời của Nguyễn Công Trứ?

Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ ? GV chú ý nhấn mạnh những ý cơ bản sau đây:

- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858). Biệt hiệu Hi Văn. Quê làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Chăm học, thông minh nhƣng mãi đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt.

- Làm quan 28 năm, qua nhiều thăng trầm và là ngƣời có công lớn trong việc củng cố vƣơng triều Nguyễn.

- Ông là ngƣời giàu năng lực, cốt cách tài tử phong lƣu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

- Ông là ngƣời đƣa thể thơ hát nói lên đỉnh cao * Hoàn cảnh ra đời bài thơ

- “Bài ca ngất ngƣởng” đƣợc viết sau khi ông đã cáo quan về hƣu. Bài thơ là lời tự thuật về cuộc đời mình, tự nhìn nhận và đánh giá mình.

Hoạt động 2: Thâm nhập vào hình tƣợng ông Hi Văn trong văn bản 2.1 Ông Hi Văn “ngất ngƣởng” khi làm quan – nghệ thuật thể hiện

Gợi dẫn 3: Sáu câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ nói những gì về mình

và nói với giọng nhƣ thế nào?

- Mở đầu bài ca, Nguyễn Công Trứ nói rằng: Mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta. Ông Hi văn là ngƣời có tài, ra làm quan là coi nhƣ bị giam hãm trong lồng. Ông đã từng đỗ đầu khoa thi Hƣơng; đã từng giữ chức Tham tán, Tổng đốc; đã từng cầm cờ đại tƣớng lúc đem quâ đi đánh giặc ở miền Tây; đã từng là “Phủ doãn Thừa Thiên” và tài quân sự của ông “đã nên tay ngất ngƣởng”.

- Từ 6 câu thơ đầu, đã nổi lên hình tƣợng ông Hi Văn: Ông là ngƣời có ý thức rất rõ trách nhiệm với đời. Ông có tài năng về nhiều mặt và từng giữ nhiều trọng trách trong triều đình nhà Nguyễn. Ông biết rõ làm quan là mất tự do (vào lồng) nhƣng vẫn ra làm quan vì có ra làm quan thì mới có cơ hội thể hiện tài năng, đem tài năng cống hiến cho đời, làm trọn nghĩa vua tôi (theo lý tƣởng nhà Nho). Chỉ có điều khác thƣờng là trong lúc hành đạo, ông Hi Văn không uốn mình theo khuôn khổ của lễ giáo, mà lại sống với bản lĩnh của cá nhân nên đã trở thành “tay ngất ngƣởng”.

- Ở bài thơ này, Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra rất tự hào về tài năng, phẩm chất và lối sống ngang tàng ấy của mình. Thực ra , đó là lối sống tích cực dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân của mình. Ta nhƣ đọc đƣợc sau những lời thơ đó thái độ coi khinh của ông đối với hạng ngƣời bất tài nhƣng hám danh, hám quyền cao chức trọng, sống vào luồn ra cúi hoặc khép mình vào khuôn khổ lễ giáo.

- Chúng ta biết rằng, trong khi làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Cong Trứ là ngƣời có tài năng, nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực văn hoá xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Một trong những công trạng nổi bật của ông khi làm Dinh điền sứ đã tổ chức nhân dân khai hoang lấn biển ở hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Nhân dân hai vùng ấy đã lập đền thờ ông từ những ngày ấy, phải chăng vì thế mà ông sống “ngất ngƣởng”? Nhƣng đƣờng làm quan của Nguyễn Công Trứ đầy những thăng giáng bất thƣờng, có khi đang làm Tổng đốc, Thƣợng thƣ thì bị giáng xuống làm Tri

huyện, đang làm quan Tuần phủ thì bị cách chức tuột xuống làm lính thú…Phải chăng lối sống “ngất ngƣởng” của ôg (sống có bản lĩnh cá nhân) không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp của xã hội phong kiến chuyên chế?

2.2 Ông Hi Văn “ngất ngƣởng” khi cáo quan về hƣu – nghệ thuật thể hiện

Gợi dẫn 4: Mƣời câu thơ ở giữa bài, Nguyễn Công Trứ đã thuật lại cuộc sống

của ông khi cáo quan về hƣu. Ông đã sống “ngất ngƣởng” nhƣ thế nào khi về hƣu?

Yêu cầu: Cũng giống nhƣ ở đoạn trên, mở đầu đoạn thơ này cũng bắt đầu bằng một câu chữ Hán: “Đô môn giải tổ chi niên”, có nghĩa là: năm ở kinh đô, cởi dây đeo ấn để nghỉ việc quan. Đấy là năm 1848, Nguyễn Công Trứ 70 tuổi, cáo quan ở kinh đô về quê nghỉ hƣu.

- Về quê nghỉ hƣu ông sống nhƣ thế nào? Ông tự hào kể lại rằng: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngƣởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cƣời ông ngất ngƣởng”

Tƣơng truyền ông về hƣu, thƣờng cƣỡi con bò vàng có đeo nhạc ngựa. Ông còn lấy mo cau buộc vào cuống đuôi bò, ngƣời ta hỏi thì nói là “để che miệng thế gian”. Về nghỉ, ông dựng nhà ở núi Đại Nài (rú Nài) cạnh chùa Cảm Sơn thuộc huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông thƣờng lên viếng cảnh ở chùa đó nhƣng lại đƣa theo các cô hầu non, vợ bé. Phan Bội Châu đã có thơ vịnh việc này:

“Hà nhƣ Uy Viễn tƣớng công thú

Tuý ủng hồng nhi thƣợng pháp môn”.

Dịch nghĩa: Sao có đƣợc cái thú của Uy Viễn tƣớng quân, rƣợu say đƣa các cô gái trẻ lên chùa.

Quả là Nguyễn Công Trứ đã bất chấp lề thói, sống ngang tàng ngất ngƣởng khiến cho “Bụt cũng nực cƣời”, có lẽ ông sống ngang tang nhƣ vậy vì ông cho rằng: ông hơn ngƣời không chỉ là quyền cao chức trọng mà lại còn dám treo ấn từ quan để về làm ngƣời bình thƣờng. (Sử sách ghi rằng: vì chán ngán cuộc sống trong vòng danh lợi, năm 70 tuổi, Nguyễn Cong Trứ xin từ quan nhƣng không đƣợc. Năm sau, ông tiếp tục dâng sớ xin nghỉ, vua Tự Đức ƣng thuận và để ông về trí sĩ với hàm Thƣợng thƣ).

- Ông còn bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của mình về cách sống: “Đƣợc mất dƣơng dƣơng ngƣời thái thƣợng”. Tác giả dùng điển “tái ông thất mã” (ông già gác cửa ải mất ngựa) để ra mặt tự đắc (dƣơng dƣơng) rằng: chuyện đƣợc mất ở đời là chuyện thƣờng tình, con ngƣời ta cần bình thản đón nhận mọi sự: “Khen chê phơi phới ngọn đông phong” có nghĩa là: Ông bỏ ngoài tai chuyện khen chê, thoả thích vui chơi bất cứ cái gì mình muốn:

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không Tiên, không vƣớng tục”

Ở đây ông muốn nói đến chuyện đi hát ả đào ngày xƣa. Hát ả đào là môn nghệ thuật mà Nguyễn Công Trứ say mê từ nhỏ vì vậy, khi về hƣu, ông lại tiếp tục thú chƣi tao nhã đó, không hề vƣớng bận đến sự ràng buộc của than phận.

2.3 Niềm tƣ̣ hào của ông Hi Văn – nghệ thuật thể hiện

Gợi dẫn 5: Ở khổ thơ cuối cùng, Nguyễn Công Trứ tự hào nhất điều gì?

Yêu cầu:

Khổ thơ cuối cùng, Nguyễn Công Trứ tổng kết lại rằng: Có thể không phải là danh tƣớng, danh nho nhƣng dù ở vị trí nào, dù ở hoàn cảnh nào, ông vẫn trƣớc sau trọn vẹn đạo vua tôi. Đó là phẩm chất cao quý nhất ở một nhà nho, ở một bầy tôi của vua. Phẩm chất đó không phải ai cũng có đƣợc. Ông Hi Văn tự hào nhất điều đó và lý giải vì sao ông sống ngất ngƣởng:

“Chẳng Trái, Nhạc cũng phƣờng Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngƣởng nhƣ ông!”

Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật là những ngƣời tài giỏi đời Tống, Trái Tuân là ngƣời thời Hán. Đó là các bậc danh thần có tài lớn và có nhân cách cao thƣợng. Nguyễn Công Trứ nghĩ rằng : Ông chẳng phải là bậc danh thần nhƣng ông đã cống hiến tài năng và nhiệt huyết cho đời, cho triều đại, nghĩa vua tôi ông đã thực hiện trọn vẹn. Ở đời, ai có thể ngất ngƣởng về điều đó bằng ông?

Nhƣ vậy, cái ngất ngƣởng của Nguyễn Công Trứ là xuất phát từ quan niệm của Nho giáo, đề cao lòng trung quân. Đồng thời còn xuất phát từ ý thức cá nhân, tâm lý hƣởng thụ của thời đại bấy giờ.

Hoạt động 3: Tổng hợp lại nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của nhà thơ.

Gợi dẫn 6: Em hãy chỉ ra những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ này?

Yêu cầu:

- Thể loại hát nói: thể loại hát nói phù hợp với việc thể hiện cái tôi phóng khoáng “ngoài vòng cƣơng toả”, ngất ngƣởng của nhà thơ. Bài “Bài ca ngất ngƣởng” là là bài hát nói biến cách gồm 19 câu không có phần mƣỡu. Ngay cấu trúc bài thơ đã thể hiện sự phóng túng, phá cách, không theo khuôn khổ của nhà nho tài tử. Số tiếng không cố định trong câu thơ và số câu không hạn định chặt chẽ trong bài thơ đã cho phép tác giả phô diễn một cách khoái hoạt nguồn cảm hứng dồi dào của mình. Nhịp điệu, vần luật đối xứng đều không bị gò bó, rất thích hợp với nội dung bài thơ vừa có tính tự sự vừa có chất trữ tình. Bài thơ thực sự là tiếng nói của cái tôi tự do, chơi ngông, đa tình khác ngƣời.

- Giọng điệu trữ tình: Khi tự đánh giá về bản thân, Nguyễn Công Trứ công khai, dám chịu trách nhiệm. Ông khẳng định kể cả trong triều hay ngoài xã

hội, ông luôn ngất ngưởng. Giọng điệu tự hào, sảng khoái, thể hiện sự tâm đắc thật sự với phong cách ngất ngưởng này. Bài thơ có chất tự sự do việc liệt kê các sự kiện song đậm chất trữ tình. Giọng điệu tự thuật đem lại chất trữ tình cho bài thơ.

- Sự hấp dẫn của ngôn từ: vận dụng lối nói đậm tính khẩu ngữ, khi tự xƣng thì dùng các đại từ nhƣ tay, ông; khi biểu lộ hồn thơ lai láng thì “Kìa núi nọ

phau phau mây trắng”; khi buộc phải so sánh thì “Chẳng Trái, Nhạc cũng

vào phường Hàn, Phú”…Rồi bao nhiêu từ ngữ mang tính chất nôm na, thông

tục đã đƣợc “điều động” một cách linh hoạt. Đó là vào lồng, tay kiếm cung,

một đôi dì, nực cười, phường… tính chất khẩu ngữ của ngôn từ dã đem lại cho

bài thơ một vẻ sống động và gần gũi, phù hợp hoàn toàn với cốt cách con ngƣời tác giả, cũng phù hợp với âm hƣởng đối thoại mà ông muốn có ( không phải đối thoại trực tiếp mà là đối thoại ngầm với những cách sống, những kiểu sống khác - tầm thƣờng và hèn kém). Nhờ nó, ta tiếp nhận bài thơ nhƣ tiếp nhận một lời nói, giọng nói trực tiếp. Độc giả có thể hoàn toàn tƣởng tƣợng thấy đi kèm với các câu thơ là ánh mắt giễu cợt, là nụ cƣời hóm hỉnh hài hƣớc, là dáng vẻ lúc lắc ngênh ngang của một kẻ ung dung bƣớc giữa đƣờng đời.

III. Tổng kết

Học sinh làm bài tập luyện tập, trao đổi thảo luận:

- Gợi dẫn 5: Làm sao có thể sống có bản lĩnh, có cá tính nhƣ Nguyễn Công

Trứ?

Yêu cầu: Phải phấn đấu rèn luyện kiên trì để có đƣợc cái thực tài, có đƣợc phẩm chất cao cả và có công lao với dân, với nƣớc.

- Gợi dẫn 6: Lối sống lập dị của một số ngƣời hiện đại có phải là lối sống “ngất ngƣởng” nhƣ Nguyễn Công Trứ không?

Yêu cầu: Lối sống “ngất ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ thực chất là lối sống

trung thực, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân, không chịu gò bó trong những quan niệm máy móc, xơ cứng…

Còn lối sống lập dị là lối sống của những kẻ ngộ nhận, tƣởng mình là ngƣời tài giỏi, muốn sống khác đời để trở nên nổi trội; hoặc đó là lối sống

Một phần của tài liệu dạy học các bài thơ hát nói trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 89 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)