B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.2 Tổ chức HS đọc và tìm hiểu bài thơ theo hƣớng đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy
2.2.2.1 Bài “Bài ca ngất ngƣởng”
Hoạt động 1: Hƣớng dẫn HS đọc văn bản
Con đƣờng đi vào tác phẩm nhất thiết phải từ đọc, gắn liền với việc đọc, điều này xuất phát từ quy luật nhận thức văn học. Tiếng nói của nhà văn gửi gắm cho bạn đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ, đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm. Âm vang trong lời đọc kích thích quá trình tri giác tƣởng tƣợng và tái hiện hình ảnh. Từ đây, ngƣời đọc bắt đầu hình thành cảm xúc, cảm thụ, tri giác tƣởng tƣợng. Đọc đƣa ngƣời đọc vào thế giới của tác phẩm, nhập thân vào tác phẩm. Đọc tác phẩm là chiếc cầu nối để tác giả và bạn đọc thông qua văn bản. Không chỉ đọc đúng mà còn phải có sự cảm nhận, phân tích, phát hiện những chi tiết đặc sắc,
cảm là cấp độ đọc cao mà cả GV và HS cần đạt đƣợc, đọc phải làm sao đúng hồn của thể loại.
“Bài ca ngất ngƣởng” làm theo thể loại hát nói, có sự kết hợp giữa chất nhạc và chất thơ vì vậy GV cần hƣớng dẫn HS đọc đúng, đọc phải thấy đƣợc sự trỗi dậy của hình tƣợng tác giả, giọng đọc trƣớc hết phải thể hiện đƣợc sự tự tin, ngạo đời, ngất ngƣởng. Nhịp của bài thơ là ngân nga, buông bắt nhịp nhàng. Những câu chữ Hán phải đọc dứt khoát, rõ ràng vì thâu tóm ý nghĩa bài thơ. Cụ thể hai khổ thơ đầu đọc hơi nhanh, nhất là khi nói về công tích của Nguyễn Công Trứ:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lƣợc đã nên tay ngất ngƣởng
Lúc bình Tây cờ đại tƣớng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
Đọc chậm lại có đôi chút ngâm nga ở hai khổ tiếp theo, chú ý nhấn giọng các từ nhãn tự nhƣ : ngất ngƣởng. GV nên đọc mẫu cho các em, sau đó gọi HS đọc để lớp học sống trong không khí, cảm xúc của tác phẩm.
Hoạt động 2: Thâm nhập vào hình tƣợng chủ thể trữ tình trong bài thơ * Hƣớng dẫn HS cắt nghĩa các từ, các câu khó hiểu để HS cảm nhận đƣợc tƣ tƣởng, lẽ sống của hình tƣợng chủ thể trữ tình
Cắt nghĩa theo nghĩa gốc La tinh là giả thích có suy nghĩ. Cắt nghĩa gồm: cắt nghĩa từ, cắt nghĩa câu, cắt nghĩa hình ảnh. Đây là biện pháp rất cần thiết khi dạy học tác phẩm hát nói, bởi trong bài thơ có sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, nhiều từ ngữ đã trở nên xa lạ, khó hiểu với thế hệ hôm nay. Vì vậy khi dạy học tác phẩm, GV bằng tri thức của mình phải cố gắng lí giải, giải thích những từ khó.
Trong “Bài ca ngất ngƣởng” có sử dụng 2 câu chữ Hán, GV phải giải thích cho các em thấy đƣợc ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Câu thơ mở đầu “Vũ trụ
nội mạc phi phận sự” có nghĩa là trong trời đất (vũ trụ) không có việc gì không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm (phận sự) của ta (nhà nho). Tác giả đã khẳng định trách nhiệm của trang nam nhi với cuộc đời. Đây là quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hoà vào tài trí và lí tƣởng của mình. Câu thơ đƣợc viết hoàn toàn bằng chữ Hán thứ hai trong bài là “Đô môn giải tổ chi niên” có nghĩa là năm tại kinh đô cởi dây đeo ấn trả lại cho triều đình để về quê. Câu thơ đã thể hiện bƣớc ngoặt trong cuộc đời tác giả sau 28 năm ở chốn quan trƣờng, sau 3 lần dâng sớ xin về hƣu, nay đã đƣợc chấp nhận. Từ một bậc quan trở thành một lão ông càng ngất ngƣởng. Bên cạnh đó trong bài khi khẳng định vị thế của mình tác giả so sánh “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phƣờng Hàn, Phú”, GV phải giải thích rõ: Trái, Nhạc, Hàn, Phú. Đó là Trái Tuân đời Hán, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật - những vị tƣớng hiển vinh đời Tống. Sự so sánh đó thể hiện bản lĩnh, tự tin khẳng định mình của cái tôi ngất ngƣởng.
Nhƣ vậy, thông qua biện pháp cắt nghĩa, giải thích các câu khó, từ khó trong bài, GV sẽ giúp HS thấy đƣợc tƣ tƣởng, phong thái của hình tƣợng chủ thể trữ tình.
* Hƣớng dẫn HS khai thác hình tƣợng chủ thể trữ tình thông qua hệ thống câu hỏi
Hệ thống câu hỏi chính là những phƣơng tiện chỉ đƣờng hiệu quả và tối ƣu nhất. Các câu hỏi GV đƣa ra phải kích thích đƣợc sự sáng tạo, cảm nhận văn chƣơng của các em. Câu hỏi phải mang tính gợi mở. Chính hệ thống câu hỏi tạo sự đàm thoại, bầu không khí văn chƣơng cho giảng dạy, sẽ thu hút HS khai thác, khám phá tác phẩm. Để hƣớng dẫn HS khai thác hình tƣợng chủ thể trữ tình trong “Bài ca ngất ngƣởng”, GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi chi tiết, nhiều cấp độ:
- Câu hỏi cảm xúc: Em có cảm nhận nhƣ thế nào về hình tƣợng chủ thể trữ tình sau khi đọc xong bài thơ?
Câu hỏi này sẽ khiến HS bộc lộ những ấn tƣợng ban đầu, khái quát nhất của mình về hình tƣợng.
- Câu hỏi tái hiện, tái tạo: giúp HS nhớ lại, cụ thể hoá những gì thu nhận đƣợc
+ Em hình dung nhƣ thế nào về hình tƣợng chủ thể trữ tình hiện lên trong bài thơ?
+ Hình tƣợng cái Tôi ngất ngƣởng đã đƣợc tác giả tái hiện thông qua những chi tiết, hành động nào?
- Câu hỏi thông hiểu: khiến HS tự hiểu sâu hơn
+ Theo em câu thơ chữ Hán mở đầu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nói lên vấn đề gì?
+ Hình ảnh “lồng” trong câu thơ mang ý nghĩa gì?
- Câu hỏi phát hiện: nhằm làm HS nâng cao khả năng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu tác phẩm.
+ Thái độ của chủ thể trữ tình trƣớc lời khen chê của dƣ luận nhƣ thế nào? + Em có nhận xét gì về nhịp điệu của 2 câu thơ “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vƣớng tục”? Hai câu thơ tiếp tục thể hiện triết lý ngất ngƣởng nhƣ thế nào?
- Câu hỏi gợi mở: là những câu hỏi sẽ giúp HS phân tích cảm nhận rõ hơn.
+ Theo em, tƣ tƣởng của hình tƣợng chủ thể trữ tình trong câu 1 và 2 có gì mâu thuẫn không? Vì sao?
+ Hành động “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngƣởng” của vị quan về hƣu có bất thƣờng nghịch lý không? Hành động đó thể hiện điều gì?
+ Hành động Nguyễn Công Trứ đem theo một vài ca nữ hát ả đào lên chùa cho ta thấy điều gì về tính cách và lối sống ngất ngƣởng của ông? Đó có phải là cách sống dung tục, tiêu cực?
- Câu hỏi tổng hợp, đánh giá: có tác dụng giúp HS tổng hợp, khái quát lại vấn đề để ghi nhớ kiến thức
+ Em hãy đánh giá khái quát nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi xây dựng hình tƣợng chủ thể trữ tình?
+ Em có đánh giá nhƣ thế nào về hình tƣợng chủ thể trữ tình hiện lên trong tác phẩm?
Với hệ thống câu hỏi, GV sẽ từ từ hƣớng dẫn các em chiếm lĩnh hình tƣợng chủ thể trữ tình trong tác phẩm. Việc sử dụng các câu hỏi trên phải nhịp nhàng, có sự kết hợp nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao nhất.
* Hƣớng dẫn HS khai thác hình tƣợng chủ thể trữ tình thông qua biện pháp giảng bình
Giảng bình là phƣơng pháp đặc thù quen thuộc. Giảng là giảng giải, phân tích giúp ngƣời nghe hiểu đƣợc ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật và nội dung văn bản. Bình là nhận xét, đánh giá về một vấn đề nào đó. Nghệ thuật bình văn có một sức mạnh đặc biệt trong quá trình giảng văn ở nhà trƣờng, nó đem đến sự hứng thú, màu sắc văn học rõ rệt cho giờ học. Tuy nhiên, trong xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng giảng bình cần đƣợc chú ý nếu không giờ học lại rơi vào tình trạng thầy bình, trò chép. Theo chúng tôi, GV nên có biện pháp giúp các em HS bình thơ văn. Cả GV và HS cùng tham gia giảng bình sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. GV phải gợi dẫn cho các em tìm các điểm sáng thẩm mĩ đề giảng bình. Nhƣ vậy HS sẽ chủ động tiếp nhận kiến thức và không phụ thuộc, ỷ nại vào thầy cô giáo.
Khi hƣớng dẫn HS khaiu thác hình tƣợng chủ thể trữ tình, GV nên bình 1, 2 chi tiết để tạo độ nhấn, sức nặng cho một điểm sáng trong giờ giảng, tạo ấn tƣợng cho HS.
Khi nói về hình ảnh “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” chứa nghịch lý, thể hiện sự ngất ngƣởng của chủ thể trữ tình, GV bình: “Trải qua thực tiễn 28
rằng mình đã “vào lồng” chật hẹp. Với những nhà nho nhƣ ông sống trong thời đại đó thì con đƣờng học hành, thi đỗ làm quan, làm tƣớng giúp vua, giúp nƣớc là con đƣờng tất yếu. Triều đình nhà Nguyễn mà ông phục vụ tận trung hết lòng báo quốc rốt cuộc vẫn không làm ông thoả chí. Ông vẫn coi nhƣ cái lồng mà ông đã tự nguyện chui vào. Đó chính là thái độ ngất ngƣởng của ông”.
Hoặc khi phân tích hành động thể hiện sự chơi “ngông”, khác ngƣời “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi gì”, GV nên giảng bình để nhấn mạnh. Bởi đây là hành động kết tinh chất ngất ngƣởng của Nguyễn Công Trứ. GV có thể bình nhƣ sau: Nguyễn Công Trứ quan niệm con ngƣời sống trên đời cần pơhải chơi và phải biết chơi. Tuy nhiên lối chơi của ông không phải là lối chơi thô bỉ, xô bồ, trác táng mà chơi là một nghệ thuật thể hiện tinh thần thanh lịch, chất tài tử hào hoa phong nhã, thị hiếu thẩm mỹ sành sỏi tinh vi. Việc dắt theo ả đào lên chùa thanh tịnh thể hiện cách chơi đợc đáo, “ngông” khác ngƣời. Ông đã chọn nghệ thuật hát ả đào một nghệ thuật đồng bộ sôi nổi, say mê, gồm cả cầm kỳ thi tửu. Tóm lại, “chơi” là cách ứng xử của nhà nho tài tử với cuộc đời, chơi nhƣng vẫn giữ đƣợc con ngƣời thanh bạch, chí khí anh hùng.
Khi sử dụng biện pháp giảng bình, GV nên có sự kết hợp giữa vai trò chủ thể cuả mình và vai trò của Hs, GV nên để các em chủ động bình những hình ảnh hay, giàu ý nghĩa. Sự cộng hƣởng giảng bình từ hai phía GV và HS sẽ giúp cho các em ghi nhớ tốt hơn, hứng thú khi tiếp nhận hơn. Bởi lẽ khi giảng bình các em đƣợc thể hiện cái tôi của mình rõ rệt nhất. Nhƣ vậy, có thể khẳng định biện pháp giảng bình vẫn đã và đang khẳng định thêm vai trò và ý nghĩa của mình trong phƣơng pháp dạy học văn thời đổi mới.
* Hƣớng dẫn HS khai thác hình tƣợng chủ thể trữ tình thông qua biện pháp so sánh
Tác phẩm văn học mang tính hệ thống, vì vậy khi dạy học TPVC chúng ta luôn phải đặt tác phẩm trong hệ thống, trong sự so sánh, đối chiếu. Sử dụng biện pháp so sánh trong dạy học văn bản văn học là rất cần thiết bởi nó phát huy đƣợc khả năng liên tƣởng logíc, sự sáng tạo của HS. Tuy nhiên, GV không nên quá lạm dụng biện pháp này bởi chúng ta so sánh quá nhiều sẽ loãng bài học. Vì vậy phỉa lựa chọn kỹ càng từ đối tƣợng so sánh đến đối tƣợng đƣợc so sánh.
Khi hƣớng dẫn HS khai thác hình tƣợng chủ thể trữ tình trong “Bài ca ngất ngƣởng” phải hƣớng dẫn các em đặt chủ thể trữ tình trong tƣơng quan so sánh, để thấy đƣợc cái khác của Nguyễn Công Trứ. Ví dụ: GV đặt câu hỏi so sánh : Chỉ ra sự khác biệt giữa hình tƣợng chủ thể trữ tình trong “Bài ca ngất ngƣởng” của Nguyễn Công Trứ với tƣợng chủ thể trữ tình trong thơ Cao Bá Quát?
Sau khi HS trả lời, GV tổng hợp ý kiến, đánh giá và gợi dẫn để các em thấy đƣợc : Ý thức về cái tôi, về sự vƣợt thoát khỏi kìm toả, ngột ngạt của triều đình đã xuất hiện trong thơ Cao Bá Quát nhƣng cái tôi đó mang sắc thái
thâm trầm, bi phẫn, cái cƣời cũng là cái cƣời pha đau xót … Còn Nguyễn
Công Trứ, một con ngƣời đi với triều đình, dấn thân vào sự đƣợc mất của đời, trở về với chính cá nhân mình trong khát vọng hƣởng thụ, trong tƣ thế “ngất ngƣởng” với đời. Cái tôi “ngoài vòng cƣơng toả” của ông vang lên hào
sảng, không có gì có thể che khuất đƣợc, ông dõng dạc khẳng định nó, ca
ngợi nó: “Trong triều ai ngất ngƣởng nhƣ ông”. Cho dù lối hành xử trƣớc cuộc đời là khác nhau, sự biểu hiện cái tôi khác nhau song Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát đều là những nhân cách lỗi lạc: một là “cây thông đứng giữa trời mà reo”; một đã là hoa thì phải là sen, là cây thì phải là mai.
Hoạt động 3: Khám phá nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của chủ thể chữ tình.
* Thể loại hát nói góp phần nói lên tiếng nói tự do của chủ thể trữ tình
Nguyễn Công Trứ là một trong những ngƣời có công hoàn chỉnh thể loại này, số lƣợng các bài hát nói chiếm vị trí lớn trong sự nghiệp của ông. Quan trong hơn thể loại hát nói phù hợp với việc thể hiện cái tôi phóng khoáng “ngoài vòng cƣơng toả”, ngất ngƣởng của nhà thơ. Bài “Bài ca ngất ngƣởng” là là bài hát nói biến cách gồm 19 câu không có phần mƣỡu. Ngay cấu trúc bài thơ đã thể hiện sự phóng túng, phá cách, không theo khuôn khổ của nhà nho tài tử. Số tiếng không cố định trong câu thơ và số câu không hạn định chặt chẽ trong bài thơ đã cho phép tác giả phô diễn một cách khoái hoạt nguồn cảm hứng dồi dào của mình. Nhịp điệu, vần luật đối xứng đều không bị gò bó, rất thích hợp với nội dung bài thơ vừa có tính tự sự vừa có chất trữ tình. Bài thơ thực sự là tiếng nói của cái tôi tự do, chơi ngông, đa tình khác ngƣời.
* Giọng điệu trữ tình
Khi tự đánh giá về bản thân, Nguyễn Công Trứ công khai, dám chịu trách nhiệm. Ông khẳng định kể cả trong triều hay ngoài xã hội, ông luôn
ngất ngưởng. Giọng điệu tự hào, sảng khoái, thể hiện sự tâm đắc thật sự với
phong cách ngất ngưởng này. Bài thơ có chất tự sự do việc liệt kê các sự kiện song đậm chất trữ tình. Giọng điệu tự thuật đem lại chất trữ tình cho bài thơ. * Sự hấp dẫn của ngôn từ
Nói về sự hấp dẫn của ngôn từ thơ ở Bài ca ngất ngưởng, có lẽ không thể bỏ qua việc nhà thơ vận dụng lối nói đậm tính khẩu ngữ. Khi tự xƣng thì dùng các đại từ nhƣ tay, ông. Khi biểu lộ hồn thơ lai láng thì “Kìa núi nọ
phau phau mây trắng”. Khi buộc phải so sánh thì “Chẳng Trái, Nhạc cũng
vào phường Hàn, Phú”…Rồi bao nhiêu từ ngữ mang tính chất nôm na, thông
tục đã đƣợc “điều động” một cách linh hoạt. Đó là vào lồng, tay kiếm cung,
lại cho bài thơ một vẻ sống động và gần gũi, phù hợp hoàn toàn với cốt cách con ngƣời tác giả, cũng phù hợp với âm hƣởng đối thoại mà ông muốn có ( không phải đối thoại trực tiếp mà là đối thoại ngầm với những cách sống, những kiểu sống khác - tầm thƣờng và hèn kém). Nhờ nó, ta tiếp nhận bài thơ nhƣ tiếp nhận một lời nói, giọng nói trực tiếp. Độc giả có thể hoàn toàn tƣởng tƣợng thấy đi kèm với các câu thơ là ánh mắt giễu cợt, là nụ cƣời hóm hỉnh hài hƣớc, là dáng vẻ lúc lắc ngênh ngang của một kẻ ung dung bƣớc giữa đƣờng đời.
2.2.2.2 Bài “Bài ca phong cảnh Hƣơng Sơn” Hoạt động 1: Hƣớng dẫn HS đọc văn bản
Văn bản này dễ đọc, có những từ cổ và từ Hán Việt nhƣng đã đƣợc chú
thích đầy đủ. Gv hƣớng dẫn HS đọc bài thơ: yêu cầu giọng đọc thể hiện đƣợc niềm yêu mến say mê của nhà thơ trƣớc một cảnh trí thiên nhiên kì thú. Chú ý