Học sinh THPT với thơ hát nói:

Một phần của tài liệu dạy học các bài thơ hát nói trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 51 - 54)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1 Học sinh THPT với thơ hát nói:

2.1.1.1 Hứng thú của học sinh với thơ hát nói

Nhìn vào thực trạng với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông hiện nay, ta nhận thấy : Thái độ đối với môn văn của các em có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có thiên hƣớng thi vào các khối tự nhiên ( do dễ kiếm việc làm sau khi ra trƣờng), số còn lại rất ít dự thi vào hai khối C, D thì học văn với một động cơ rất thực dụng : Để thi đại học, cao đẳng. Vậy nên, môn văn nói chung và thơ hát nói nói riêng không đƣợc các em chú ý lƣu tâm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú của học sinh với thơ hát nói lớp 11 ở 4 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phiếu khảo sát với các câu hỏi:

“Em có thích học các bài thơ hát nói trong SGK Ngữ văn 11 tập 1 không? Vì sao?”

Kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

Trường THPT Tổng số phiếu

Kết quả

Thích Không thích Bình thường Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ %

phiếu phiếu phiếu Yên Ninh 82 67 81.7 7 8.5 8 9.8 Phú Lƣơng 120 93 77.5 11 9.2 16 13.3 Dƣơng Tự Minh 75 68 90 4 5.3 3 4.0 Đồng Hỷ 105 89 84.7 7 6.7 9 8.6 Tổng 382 317 83,0% 29 7,6% 36 9,4%

Từ kết quả của phiếu điều tra chúng tôi nhận thấy các em đều thích học thơ hát nói ( thích học chiếm tỷ lệ 83%).

Em Nguyễn Văn Thành- học sinh lớp 11A1 trƣờng THPT Yên Ninh viết: “Em rất thích học các bài thơ hát nói vì khi học xong những bài thơ này, em hiểu đƣợc rất nhiều điều, mỗi tác phẩm đó là một niềm cảm xúc riêng của mỗi nhà thơ, qua đó ta có thể rút ra đƣợc những bài học bổ ích cho cuộc sống và thấy yêu cuộc sống hơn”.

Em Nguyễn Thị Hải Yến - học sinh lớp 11A1 trƣờng THPT Yên Ninh tâm sự: “ Những bài thơ hát nói đem lại cho em nhiều hiểu biết về nghệ thuật khi làm thơ, tạo cho em những cung bậc tình cảm khác nhau. Qua những bài thơ đó, giúp em thêm yêu cuộc sống và hiểu đƣợc nỗi niềm của các thi sĩ”. Em Ngô Thị Thu Hƣơng- học sinh lớp 11A9 trƣờng THPT Phú Lƣơng viết: “Hai bài hát nói trong SGK Ngữ văn 11, mỗi bài đều mang một nét đặc sắc riêng. Nó nói lên tâm sự của nhà thơ lúc làm quan, khi cáo quan về hƣu sống một cuộc sống khác ngƣời, có bài lại ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của

đất nƣớc và tâm sự của nhà thơ trƣớc thời cuộc. Từ đó, giúp em yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và biết sống một cuộc sống ý nghĩa hơn”.

Qua việc học các bài thơ hát nói, cac em đã cảm nhận đƣợc cái hay cái đẹp của thể thơ, có lòng say mê yêu quý với nền văn học dân tộc, đó là điều đáng mừng. Đây cũng là những thuận lợi với giáo viên khi giảng dạy các bài thơ hát nói.

2.1.1.2 Trình độ cảm hiểu thơ hát nói của học sinh

Để nắm bắt đƣợc thực trạng HS THPT với vấn đề tiếp nhận thơ hát nói, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối tƣợng học sinh lớp 11 của trƣờng THPT Yên Ninh huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách dự giờ và kiểm tra kiến thức của học sinh dựa trên câu hỏi trong SGK.

Khi tiến hành dự các giờ học các tác phẩm thơ hát nói chúng tôi thấy hầu hết các em tích cực tiếp nhận tác phẩm. Tuy nhiên, các em chỉ hăng hái xây dựng bài ở các câu hỏi dễ, còn ở những câu hỏi liên quan đến nghệ thuật hay đặc trƣng thể loại thì rất khó đối với các em và hầu hết các em đều không trả lời đƣợc.

Để hiểu rõ hơn thực trạng HS THPT với thơ hát nói chúng tôi cho các em trả lời các câu hỏi trong SGK. Với 192 học sinh khối 11 thì chỉ có 61 em trả lời đƣợc toàn bộ các câu hỏi trong SGK, còn lại trả lời không đầy đủ hoặc không đúng.

Khi đƣợc hỏi về thơ hát nói thì các em đều yêu thích song vì đây là một thể thơ khó tiếp nhận đối với học sinh lớp 11, đặc biệt trên lĩnh vực nghệ thuật.

Chúng tôi dẫn một vài dẫn chứng cụ thể về trình độ cảm hiểu thơ hát nói của học sinh, nhất là hiểu biết của học sinh về đặc điểm thể loại : Có em sau khi đọc SGK, học xong trên lớp biết tác phẩm viết theo thể thơ hát nói, nhƣng

đó là thể thơ nhƣ thế nào thì HS không biết, em còn cho rằng : “chắc một câu

hát, một câu nói”. Hay một ví dụ khác, khi chúng tôi hỏi về bố cục của một

bài thơ hát nói thì rất nhiều em không trả lời đƣợc, có những em trả lời đƣợc thì lại nhầm lẫn: trong bài hát nói có phần miễu (đúng phải là mƣỡu).

2.1.1.3 Những khó khăn vƣớng mắc của học sinh khi học thơ hát nói

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, trao đổi trực tiếp với các em học sinh với câu hỏi : “Trong việc học các bài thơ hát nói, em gặp những khó khăn gì?” Em Nguyễn Ngọc Lan lớp 11A9 trƣờng THPT Phú Lƣơng viết : “Khó khăn em gặp phải khi học thơ hát nói là: Trong các bài thơ hát nói hay sử dụng nhiều từ Hán Việt. Để hiểu đƣợc nội dung bài học phải hiểu đƣợc ý nghĩa của từ Hán Việt nên ngƣời học, ngƣời đọc khó học, khó hiểu”

Em Hà Quảng Đức lớp 11A2 trƣờng THPT Yên Ninh viết: “Những bài thơ hát nói có khoảng cách khá xa với chúng em, hơn nữa khi học các bài hát nói này chúng em mới chỉ đƣợc tìm hiểu trên mặt văn bản ngôn từ, không có phần nhạc điệu nên không thấy hết cái hay, cái đặc biệt của thể loại hát nói” Em Vƣơng Thị Hà lớp 11A8 trƣờng THPT Yên Ninh viết: “ Thơ hát nói là một thể loại rất hay, nhƣng không gần gũi với chúng em vì số lƣợng bài thơ chúng em đƣợc học trên lớp là rất ít, một bài học 2 tiết, một bài đọc thêm”. Trên đây là những khó khăn mà khi học các bài thơ hát nói học sinh THPT thƣờng gặp phải. Những khó khăn này gây trở ngại cho việc dạy và học các bài thơ hát nói theo đặc trƣng thể loại.

Một phần của tài liệu dạy học các bài thơ hát nói trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)