Pháp luật về phá sản doanh nghiệp Khái niệm phá sản doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 90 - 92)

Khái niệm phá sản doanh nghiệp

Định nghĩa phá sản doanh nghiệp

Theo điều 2 luật phá sản quy định: " Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh

nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn".

Để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:

• Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

• Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa.

Dấu hiệu

Điều 3 nghị định số 189-CP ngày 23/12/1994 cụ thể hoá khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như sau: Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại điều 2 luật phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không đủ trả lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp động lao động trong 3 tháng liên tiếp.

Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nêu trên, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau đrr khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như :

• Các phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

• Có biện pháp xử lý hàng hoá tồn kho, vật tư tồn đọng. • Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng.

• Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm nợ, xoá nợ.

• Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay mới để trang trải nợ cũ và đầu tư đổi mới công nghệ.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nêu trên mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý phá sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, phá sản là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã tìm các biện pháp để cứu vãn tình hình nhưng không thành công.

Phân loại phá sản

• Căn cứ vào tính chất của sự phá sản

◦ Phá sản trung thực: Là sự phá sản do nhựng nguyên nhân có thực gây ra ◦ Phá sản gian trá : Là sự phá sản do người kinh doanh sắp đặt trước bằng

những thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ nợ • Căn cứ vào đối tượng đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản

◦ Phá sản tự nguyện: Là do phía doanh nghiệp tự đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn cách nào để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn đó.

◦ Phá sản bắt buộc : Là do chủ nợ đệ đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ, bản thân doanh nghiệp không muốn bị tuyên bố phá sản.

So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

Giải thể Phá sản

Lý do

Rộng hơn như + Giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong điều lệ + Giải thể khi đã hoàn thành mục tiêu hoặc xét thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hẹp hơn: Quá trình phá sản bao giờ cũng bắt nguồn từ việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn

Thẩm quyền

Doanh nghiệp tự quyết định; Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định; Người quyết định cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước quyết định

Toà kinh tế - Toà án nhân dân Tỉnh, Toà án nhân dân tối cao.

Thủ tục

Là thủ tục hành chính

Là thủ tục tư pháp do toà án tiến hành theo quy định chặt chẽ của pháp luật phá sản doanh nghiệp.

Việc phân chia tài sản phải tiến hành trước khi giải thể doanh nghiệp

Việc phân chia giá trị tài sản lại là khâu cuối của quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản của toà án

Hậu quả pháp lý

Bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp và xoá tên đăng ký kinh doanh.

Không phải lúc nào cũng dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể thay đổi chủ sở hữu, vẫn tiếp tục hoạt động

Thái độ của nhà nước đối với chủ sở hữu, người quản lý

Không đặt ra

Cấm đảm nhiệm chức vụ đó tại bất kỳ doanh nghiệp nào từ 1 đến 3 năm trừ trường hợp bất khả kháng đối với (Giám đốc, chủ tịch và thành viên của HĐQT)

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)