Doanh nghiệp liên doanh
Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm
• Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong trường hợp đặc biệt, Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài. • Doanh nghiệp liên doanh mới là doanh nghiệp được thành lập giữa doanh
nghiệp liên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với : ◦ Nhà đầu tư nước ngoài
◦ Doanh nghiệp Việt Nam
◦ Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định
◦ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
◦ Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam.
Đặc điểm
• Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, các bên tham gia liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp liên doanh có thể do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập. • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp luôn có vốn của bên nước ngoài đầu
tư trực tiếp bên cạnh vốn của bên Việt Nam trong cơ cấu vốn pháp định của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ Việt nam và chính phủ nước ngoài.
• Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cơ chế quản lý của doanh nghiệp liên doanh
Hội đồng quản trị
• Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh, có thẩm quyền quyết định mọi việc của doanh nghiệp liên doanh.
• Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác. Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các chức vụ khác của doanh nghiệp liên doanh.
• Thành viên của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh cử theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Nếu doanh nghiệp liên doanh chỉ có 2 bên thì mỗi bên ít nhất có 2 thành viên trong hội đồng quản trị. Nếu doanh nghiệp liên doanh có 1 bên là Việt nam và nhiều
bên nước ngoài hoặc ngược lại thì bên tham gia liên doanh là thiểu số có ít nhất 2 thành viên trong hội đồng quản trị do các bên thoả thuận cử ra còn các bên kia mỗi bên 1 thành viên.
• Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng không quá 5 năm.
• Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động phải có ít nhất 2 thành viên trong hội đồng quản trị trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam đại diện cho bên liên doanh Việt Nam.
• Hội đồng quản trị quyết định những vần đề của doanh nghiệp liên doanh thông qua cuộc họp của hội đồng quản trị. Cuộc họp hội đồng quản trị chỉ hợp lệ khi có mặt của ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng quản trị đại diện cho các bên tham gia liên doanh tham gia. Những vấn đề quan trong nhất phải được Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên có mặt tại cuộc họp, đó là các vấn đề: Bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất; Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp. Những vấn đề khác quyết định theo sự đồng ý của quá bán số thành viên hội đồng quản trị có mặt tại phiên họ chấp thuận
Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
• Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc quản lý và điều hành công việc hàng ngày cuả doanh nghiệp liên doanh. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất do bên liên doanh Việt Nam đề cử và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
• Hội đồng quản trị phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Tổng giám đốc cần trao đổi với phó tổng giám đốc thứ nhất về một số vấn đề quan trọng như:
◦ Bộ máy tổ chức
◦ Bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự chủ chốt
◦ Quyết toán tài chính hàng năm, quyết toán công trình ◦ Ký kết các hợp đồng kinh tế
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ nhất thì ý kiến của Tổng giám đốc là quyết định nhưng phó Tổng giám đốc thứ nhất có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa ra hội đồng quản trị xem xét, quyết định tại phiên họp gần nhất.
Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài
Khái niệmvà đặc điểm
Khái niệm
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Đặc điểm
• Có thể do 1 tổ chức, 1 cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập hoặc có thể do nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh.
• có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, là chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
• Được thành lập dưới dạng công ty TNHH , chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đưa vào kinh doanh.
• Tài sản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức cá nhân nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. ( Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có thực hiện đúng pháp luật hay không. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
Cơ chế quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài do đó họ tự quyết định việc tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.
• Chủ doanh nghiệp nếu không có điều kiện thường trú tại Việt Nam phải có giấy uỷ quyền hợp pháp cho người đại diện có thẩm quyèen thường trú tại Việt Nam. Người đại diện đó phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.