II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.
3. Hiện trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.
3.1. Cơ cấu đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam.
Giáo dục- đào tạo đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội...Chính vì vậy đầu tư phát triển giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Nguồn tài chính cơ bản dành cho giáo dục- đào tạo nước ta gồm:
- Ngân sách Nhà nước (NSNN).
- Các nguồn vốn ngoài NSNN: thu từ học phí, phí, đóng góp xây dựng nhà trường và các đóng góp khác, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các nhà hảo tâm, nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và các nhân cho giáo dục- đào tạo....
Ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4: Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng VĐT (tỷ) 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 78.088 - NSNN 15.337 19.898 22.777 32.819 41.547 46.072 - Các nguồn vốn ngoài NSNN 10.545 14.190 14.775 21.404 27.421 32.016 2. Tốc độ tăng (%) - 31,7 10,2 44,4 27.2 13.2 - NSNN - 29,7 14,5 44 26,6 10.9 - Các nguồn vốn ngoài NSNN - 34,6 4,1 4,5 28,1 16.8
(Nguồn: Bộ GD – ĐT và Ngân sách Nhà nước)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo liên tục tăng qua các năm , nếu như năm 2001 tổng VĐT là 25882 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng VĐT đã tăng lên tới 78088 tỷ đồng (tăng gấp 3,02 lần so với năm 2001), thể hiện mức độ quan tâm ngày càng lớn của xã hội dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo.