Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dụcđào tạo.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.

1.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dụcđào tạo.

Ngành giáo dục - đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới nhất thiết phải được đầu tư cả về sức người và sức của. Có thê hiểu đầu tư cho giáo dục - đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung và cho ngành giáo dục - đào tạo nói riêng. Tài sản mới được tạo ra có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo ra tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã hội. Như đã nêu trên, giáo dục - đào tạo chính là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục - đào tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại - phát triển nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thực hiện giáo dục thường xuyên cho mọi người, hướng tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Phát triển giáo dục chính là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh....

Phát triển nguồn nhân lực(PTNNL) bao gồm cả về số lượng và chất lượng dân số nhưng hiện nay chất lượng nguồn nhân lực là trọng tâm của PPNNL nhất là đối với các nước đang phát triển với dân số đông và chất lượng nguồn nhân lực thấp. Nguồn vốn nhân lực này được tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vào giáo dục và học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khoẻ và dinh dưỡng. Thực tế đã cho thấy, lợi ích thu được từ việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà cụ thể là thông qua giáo dục - đào tạo là rất lớn. Trình độ nhân lực trung bình ở một nước

cao hơn cho phép tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên giáo dục nhìn từ góc độ PTNNL hẹp hơn so với giáo dục như một quá trình tồn tại trong xã hội. Giáo dục bản thân nó là một quá trình đa mục tiêu và đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn lao động có đủ kỹ năng cho công nghiệp hoá chỉ là một mục tiêu trong số các mục tiêu đó. Không phải tất cả những gì thu được trong GD- ĐT đều nằm trong khuôn khổ PTNNL. PTNNL vừa rộng hơn và vừa hẹp hơn quá trình GD- ĐT. Những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được trong quá trình GD- ĐT và làm việc không sử dụng cho quá trình sản xuất nằm ngoài phạm vi của PTNNL. Những kiến thức và kinh nghiệm này nằm trong một khuôn khổ khác liên quan tới một khái niệm rộng hơn là phát triển con người. PTNNL là khái niệm hẹp hơn so với phát triển con người. Phát triển con người nhìn nhận con người không chỉ từ góc độ là yếu tố đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội mà còn từ khía cạnh thoả mãn và tiếp nhận các nhu cầu phát triển, giải trí của riêng cá thể đó.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)