Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.

2. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

2.1. Sự thay đổi về quan niệm đối với giáo dục- đào tạo.

Nền văn hoá Á Đông là một nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo thời phong kiến, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thời phong kiến, VN tiếp thu phương thức giáo dục của Trung Quốc (cũng theo Tam giáo, nhưng Nho giáo được đề cao hơn Phật giáo và Đạo giáo). Nền giáo dục đó đã đào tạo nên một tầng lớp trí thức quan lại phục vụ xã hội phong kiến. Tuy nhiên, nền giáo dục đó chỉ phù hợp với xã hội phong kiến, lấy kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc làm cơ sở.

Thực dân Pháp sang thống trị, đã cải biến nền kinh tế phong kiến thành nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến. Những cuộc cải cách giáo dục

của thực dân ban đầu bị tầng lớp sĩ phu Nho giáo kịch liệt phản đối. Nhưng sau đó, một số sĩ phu tiến bộ đã nhận thấy muốn khôi phục lại nền độc lập dân tộc thì phải mở mang dân trí, do đó các phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, Văn hoá mới, Truyền bá chữ quốc ngữ... đã diễn ra ngày càng sôi nổi.

Sau khi nước nhà giành được độc lập, chúng ta đã có một nền giáo dục dân chủ nhân dân (với phương châm “dân tộc, khoa học, đại chúng”). Những thành công và đóng góp của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận, tuy vậy trong một thời gian dài, ngành giáo dục nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung đã vướng vào những quan niệm giáo điều, những tư duy về giáo dục không còn phù hợp với sự tiến bộ của thời đại. Học không đi đôi với hành, không gắn với thực tiễn cuộc sống; đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đã dần được chú trọng nhưng vẫn mang tính chủ quan, bỏ qua nhu cầu xã hội; bệnh thành tích trong giáo dục; phương pháp giảng dạy học tập không theo kịp thời đại; bao cấp giáo dục trong một thời gian dài dẫn đến sự ì trệ trong cả giảng dạy và học tập.... Kết quả là sản phẩm của ngành giáo dục hay chính là học sinh, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không kiếm được việc làm vì tay nghề không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp.

Xác định được tính cấp thiết cần phải đổi mới quan niệm trong giáo dục- đào tạo, Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Mọi người được học, học thường xuyên, học suốt đời, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Giáo dục không chỉ gồm giáo dục nhà trường mà cả giáo dục ngoài nhà trường, liên thông, liên kết với nhau trên nguyên tắc học thường xuyên, suốt đời, coi giáo dục nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển giáo dục. Giáo dục- đào tạo ngày nay gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội, dần xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với giáo dục đại học...Mở

rộng quy mô gắn liền với đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đảm bảo được những cân bằng động mới như: số lượng và chất lượng, yêu cầu đầu tư và nguồn lực cần thiết (của Nhà nước và của xã hội)...Xã hội học tập là mục tiêu của nền giáo dục mới và xã hội hoá giáo dục là một phương tiện mạnh mẽ để thực hiện xã hội học tập.

Bên cạnh đó, quan niệm mới coi giáo dục- đào tạo cũng là một ngành dịch vụ với sản phẩm tri thức, có cầu và có cung đã và đang hình thành trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc tranh cãi “giáo dục có phải là hàng hoá” đã được Chính phủ xác định bước đầu “chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ thuật – công nghệ và dạy nghề”. Ngành dịch vụ giáo dục - đào tạo ở trên một phương diện nào đó, dù muốn hay không cũng đang dần vận hành theo cơ chế thị trường và ở đây đầu tư có một vị trí và vai trò rất lớn quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm tri thức.

2.2 Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo.

Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo ở Việt Nam đang đi dần vào quỹ đạo chung của thế giới, bên cạnh đó dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn của Việt Nam để có những bước phát triển và đầu tư thích hợp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Ta có thể tham khảo bảng dưới đây:

Bảng 3: Đặc trưng chủ yếu của 3 giai đoạn kinh tế

Đặc trưng I II III Kinh tế sức người Kinh tế tài nguyên Kinh tế tri thức 1.Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. nhỏ lớn rất lớn 2. Tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học trên

GDP.

<3% 1-2% >3%

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w