Đất trồng cây lâu năm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Trang 47 - 93)

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1964,35 81,00

1.2.1 Đất rừng sản xuất RST 1118,28 46,12

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 355,86 14,67

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 490,21 20,21

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,40 01

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 131,27 5,41

2.1 Đất ở OTC 23,44 0,96

2.1.1 Đất ở Nông thôn ONT 23,44 0,96

2.1.2 Đất ở đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng DCG 57,77 2,38

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,13 0,005 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,3 0,01 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 57,34 2,365 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,3 0,01 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 50,03 2,06

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 32,17 1,33

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 29,17 1,20

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3,0 0,13

Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Cao Trĩ năm 2013

Qua bảng 4.1 ta thấy: Tổng diện tích tự nhiên của xã Cao Trĩ là 2424.98 ha.trong đó diện tích đưa vào sử dụng là 2.392,81 ha chiếm 98,67% diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp là 2.261,54 ha, chiếm 93,26% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 294,79 ha; đất lâm nghiệp là 1.964,35 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 2,40 ha.

Trong 294,79 ha đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm có diện tích là 262.93 ha chủ yếu là trồng lúa với diện tích 95,63 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 167,30 ha. Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng cây hàng năm còn lại, cây lâu năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp với diện tích là 131,27 ha chỉ chiếm 5,41% tổng diện tích đất tự nhiên của xã trong đó đất ở có diện tích là 23.44 ha; đất chuyên dùng có diện tích là 57,77 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 0,3 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 50,03 ha.

Đất chưa sử dụng có diện tích 32,17 ha chiếm 1,33 % diện tích tự nhiên của xã trong đó đất bằng chưa sử dụng là 29,17 ha chiếm 1,20%, đất đồi núi chưa sử dụng diện tích là 3,0 ha chiếm 0,13%. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Vì vậy, xã cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có. Đặc biệt là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã CaoTrĩ

Là một xã có trên 80% lao động nông nghiệp. Theo dự thảo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, một diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp sao cho vừa đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân vừa không làm tổn hại đến tài nguyên đất và môi trường sống của con người.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cao Trĩ được thể hiện trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Cao Trĩ năm 2013

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích (ha ) Tỷ lệ/ S tự nhiên (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2.424,98 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 2.261,54 93,26

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 294,79 12,16

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 262,93 10,84

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 95,63 3,94 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác NHK 167,30 6,90

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 31,86 1,32

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.964,35 81,00

1.2.1 Đất rừng sản xuất RST 1.118,28 46,12

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 355,86 14,67

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,40 0,1

(Nguồn: UBND xã Cao Trĩ, năm 2013)

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nhiệp của xã Cao Trĩ năm 2013 a, Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 294,79 ha, chiếm 12,16% diện tích đất tự nhiên của xã. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 chia theo các mục đích sử dụng cụ thể như sau:

* Đất trồng cây hàng năm: có diện tích là 262,93 ha, chiếm 10,84% đất tự nhiên và chiếm 89,19% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã trong đó:

- Đất trồng lúa: Bao gồm đất chuyên lúa nước và đât trồng lúa nước còn lại có 95,63 ha, chiếm 36,37 % diện tích đất trồng cây hàng năm; phân bố chủ yếu ở các thôn Phiêng Toản, Bản Ngù 1, Bản Ngù 2, Bản piềng 1, Bản Piềng 2……

- Đất trồng cây hàng năm khác: có 167,30 ha, chiếm 63,63% diện tích đất trồng cây hàng năm. Đây là những diện tích của các soi bãi với cây trồng chủ yếu là ngô, rau và một số loại cây hoa màu khác.

* Đất trồng cây lâu năm: có 31,86 ha, chiếm 10.81% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu trồng các loại cây trái có giá trị kinh tế cao như: mận, chuối tây, hồng không hạt,… . Đất trồng cây lâu năm tập trung phân bố nhiều ở các thôn Bản Ngù1, Kéo pựt, Phiêng Toản...

b, Đất lâm nghiệp

Năm 2013 Đất lâm nghiệp của xã có diện tích 1964,35 ha, chiếm 81,00% đất tự nhiên của xã, trong đó:

- Đất rừng sản xuất: có 1.118,28 ha, chiếm 56,93 % diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 46,12 diện tích đất tự nhiên của xã.

- Đất rừng phòng hộ có diện tích là 355,86 ha,chiếm 18,12% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 14,67% diện tích đất tự nhiên của xã.

- Đất rừng đặc dụng có diện tích là 490,21 ha, chiếm 24,95% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 20,21% diện tích đất tự nhiên của xã.

Diện tích rừng trồng chủ yếu là cây keo và mỡ, diện tích rừng trồng hiện nay dùng làm nguyên liệu giấy, ngoài ra còn phục vụ việc xây dựng và làm chất đốt cho nhân dân.

c, Đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thuỷ sản có 2,4 ha, chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp của xã. Toàn bộ là đất thủy sản ngọt. Bao gồm các ao, đầm nằm rải rác trong các thôn, xóm, do các hộ gia đình quản lý, sử dụng, diện tích này chủ yếu được dùng để nuôi thả cá.

4.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cao Trĩ

4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của xã

Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT - Land Use Type) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định.

Qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn xã CaoTrĩ có các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính sau đây:

Bảng 4.3. Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Cao Trĩ

LUT chính LUT Kiểu sử dụng đất

1. Cây hàng năm

2 lúa - màu 1. Lúa xuân - lúa mùa- rau đông

2. lúa xuân – lúa mùa – khoai tây

1 lúa – 2 màu 3. Ngô xuân - lúa mùa - rau đông

4. Ngô xuân - lúa mùa – khoai tây

2 lúa 5. Lúa xuân - lúa mùa

lúa – màu 6. Ngô xuân – lúa mùa

Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng

năm

7. Ngô xuân - ngô hè thu

2. Cây lâu năm Cây ăn quả 8 . Chuối tây, hồng không hạt

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ)

* Các loại hình sử dụng đất của xã - Đất trồng cây hàng năm + Đất trồng lúa. + Đất trồng ngô + Đất trồng rau đông + Đất trồng khoai tây + Đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm

+ Đất trồng cây ăn quả: Chuối tây, Mận, hồng không hạt...

Qua bảng 4.3 ta thấy toàn xã có 6 loại hình sử dụng đất (LUT) với 8 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một xã miền núi có diện tích đất nông nghiệp tương đối cao nên hệ thống cây trồng của xã tương đối đa dạng chủ yếu là các loại cây lương thực và cây ăn quả, mỗi kiểu sử dụng có quy mô, diện tích khác nhau, trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là lúa và ngô.

Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm có đất trồng cây ăn quả như: chuối tây, hồng không hạt….

4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất

* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2 lúa- 1 màu.

Có 2 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - lúa mùa, màu vụ đông (rau đông, khoai tây,…). Loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các thôn Phiêng Toản, Bản Ngù 1, Bản piềng 1 …

- Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân, bao thai, và một số giống lúa lai (Tạp giao I, PAC 807) Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 39 - 42tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.

- Vụ mùa: Trong LUT này vụ mùa được cấy sớm, trồng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, Bao thai… Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 40 - 43 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông. Thời vụ gieo trồng từ 7/6 - 15/6 (trà mùa sớm).

- Vụ đông: chủ yếu trồng khoai tây, rau vụ đông: thường trồng khoai tây và các loại rau đông, chủ yếu là bắp cải.

Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt.

* LUT 2: Loại hình sử dụng đất 2 lúa.

Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận. LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.

+ Lúa xuân: trồng phổ biến các giống Khang dân, Tạp giao I và một số giống lúa lai như: PAC 807, Việt lai 20.

+ Lúa mùa: trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang Dân, Tạp Giao I … chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.

LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn (lớn nhất là cánh đồng Thôn Bản Ngù 1 + thôn Bản Ngù 2 và cánh đồng Bản Piềng với diện tích lớn nên thuận lợi

cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

* LUT 3: Loại hình sử dụng đất 2 màu - 1 lúa

Gồm 2 công thức luân canh là ngô xuân - lúa mùa - rau đông, Ngô xuân - lúa mùa – khoai tây.

Cây trồng chính là lúa cấy vào vụ mùa, các loại cây trồng màu được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, tưới tiêu không thuận lợi, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày như khang dân, bao thai, 108… có thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày, năng suất lúa đạt 38 - 42 tạ/ha, vụ xuân thường trồng các loại cây trồng màu (Ngô, lạc), vụ đông chủ yếu trồng rau hoặc khoai tây

* LUT 4: Loại sử dụng đất 1 lúa - 1 màu.

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: ngô xuân - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân thì trồng ngô. LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới. năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao, năng suất lúa chỉ đạt từ 35 – 43 tạ/ha.

* LUT 5: Loại hình sử dụng chuyên rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày.

Được áp dụng chủ yếu trên đất bãi bồi ven sông, nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới, tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Phân bố chủ yếu ở các xóm Phiêng Toản, Kéo pựt, Dài Khao… Có kiểu sử dụng đất là ngô xuân - ngô hè thu.

Cây ngô: vụ xuân thường được trồng từ 25/01 đến 25/2, ngô hè thu trồng từ 10/6 - 10/7.

* LUT 6: Loại hình sử dụng đất cây ăn quả.

Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Chuối tây, hồng không hạt … cho năng suất cao. LUT này được phân bố ở các khu vực vườn đồi, chân núi dọc

theo các khe nước. Phân bố nhiều ở các thôn Bản Ngù 1, Dài Khao, Bản Ngù 2 ... Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả.

4.3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu của xã Cao Trĩ năm 2013

Bảng 4.4: Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng STT Loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Diện tích cho sản phẩm (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa xuân 2,86 2,86 41,70 11,93 2 Lúa mùa 8,46 8,46 42,35 35,83 3 Ngô hè thu 3,80 3,80 38,43 22,29 4 Ngô xuân 7,52 7,52 39,10 29,40 5 Rau đông 1,27 1,27 415.5 52,77 6 Khoai tây 3,74 3,74 119,00 44,51 7 Hồng không hạt 2,30 2,07 85,50 17,70 8 Chuối tây 7,25 7,21 178,6 12,87

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu của xã Cao Trĩ trong năm 2013 được thể hiện qua bảng 4.4 cho thấy, các loại cây lương thực, thực phẩm có diện tích diện tích gieo trồng và năng suất đạt mức trung bình. Diện tích và năng suất của cây lâu năm tương đối cao. Cũng nhờ một phần vào điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, hơn thế nữa người dân trong xã đã đầu tư cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, cụ thể một số loại cây trồng như sau:

- Cây lương thực: Sản lượng của cây lương thực của xã trong năm 2013 đạt mức trung bình, cụ thể như: cây lúa có năng suất trung bình là 41,70 tạ/ha, sản lượng cả năm đạt 47,76 tấn; cây ngô được gieo trồng với tổng diện tích là 11,32 ha, năng suất đạt 38,77 tạ/ha, sản lượng thu được là 51,69 tấn.

- Cây thực phẩm: Cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã là cây bắp cải, khoai tây...cũng góp một phần không nhỏ cho việc sử dụng hàng ngày và phát triển kinh tế của các hộ, cụ thể năm 2013 diện tích cây Bắp cải là 1,27 ha đạt

khoảng 3300 cây/ha, tương đương với 41,55 tấn/ha và diện tích cây khoai tây là 3,74 ha với năng suất đạt 119 tạ/ha sản lượng thu được là 44,51 tấn.

- Cây lâu năm phổ biến trên địa bàn xã là cây chuối, cây hồng không hạt trong đó cây hồng không hạt cho giá trị kinh tế cao, diện tích trồng hồng của xã năm 2013 là 2,30 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 2,17 ha và sản lượng thu được trong năm là 1,77 tấn, bên cạnh đó cây chuối tây cũng thu được năng suất và sản lượng tương đối cao, với diện tích gieo trồng là 7,25 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 7,21 ha và sản lượng thu được là 12,78

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Trang 47 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w