Thời gian tiến hành: từ 20/1/2013 đến 30/4/2014

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Trang 32 - 35)

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thống thủy văn…

- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành nghề, tình hình đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn hóa phúc lợi…

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Cao Trĩ

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã gồm các loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã, gồm các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản.

3.3.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xãCao Trĩ Cao Trĩ

- xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

- Diện tích, năng suất, sản lượng trên các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu.

3.3.4. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất.

- Đánh giá tổng hợp các loại hình sử dụng đất.

3.3.5.Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Cao Trĩ

- Những căn cứ để định hướng sử dụng đất.

- Quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp.

3.3.6. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững

- Các nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất.

3.3.7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp cho xã Cao Trĩ nghiệp cho xã Cao Trĩ

- Các nhóm giải pháp về chính sách, khoa học kỹ thuật, thị trường. - Các giải pháp đối với cây hàng năm, lâu năm (cây ăn quả).

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp phân vùng nghiên cứu

Để có cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Cao Trĩ, căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình và hệ thống canh tác trên địa bàn xã. Chia xã thành 3 vùng ngiên cứu như sau:

- Vùng 1: Phía Đông xã, chủ yếu là đồi núi, có địa hình cao, độ dốc chủ yếu là 14 - 210, đất đai bị xói mòn, chủ yếu trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả. Gồm các thôn như Bản Piềng 1, Dài khao, Kéo Pựt, trong 3 thôn đó em chọn thôn Bản piềng làm địa điểm nghiên cứu.

- Vùng 2: Phía Bắc xã, có địa hình đồi thấp xen với các cánh đồng nhỏ, độ dốc chủ yếu từ 7 - 130 nên cơ cấu cây trồng khá đa dạng. Gồm 2 thôn Phiêng Toản và Bản Piềng 2, và em chọn thôn Phiêng Toản làm địa điểm nghiên cứu.

- Vùng 3: Trung tâm xã, là thung lũng thấp, độ dốc chủ yếu từ 0 - 70, có những cánh đồng rộng hàng chục ha, chủ yếu trồng các loại cây hàng năm. Gồm các thôn như Bản Ngù1, Bản Ngù 2, Nà Chả, trong 3 thôn đó em chọn thôn Bản Ngù 1 làm địa điểm nghiên cứu.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệuthứ cấp

Điều tra trực tiếp thông qua hệ thống số liệu hồ sơ, sổ sách, tài liệu đã được công bố.

Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình sử dụng đất, các đặc điểm về kinh tế - xã hội từ UBND xã Cao Trĩ tài liệu dạng bản đồ, các số liệu về thổ nhưỡng, phân loại đất, hạng đất đều được kiểm tra, bổ sung trên cơ sở trực tiếp trên thực địa sau đó tiến hành xử lý nội nghiệp điều chỉnh bổ sung theo đúng thực tế.

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp: Chủ yếu là các số liệu chưa được công bố chính thức, nguồn chủ yếu từ các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, các cá nhân có kinh nghiệm sản xuất và các tổ chức có liên quan (Sử dụng phiếu điều tra nông hộ).

3.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .

- Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế.

3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất.

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

3.4.5.1 Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx

Trong đó:+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm

- Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.4.5.2 Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Yêu cầu về vốn đầu tư

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

3.4.5.3. Hiệu quả môi trường

- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w