3. 2.1.4 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam và chính sách của chính phủ đối với hàng dệt
3.3.2. 3Về số lượng nhập khẩunguyên liệu sản xuất cho tiêu dùng nội địa
Bảng 3. 6: Số lượng nguyên phụ liệu nhập cho tiêu dùng nội địa
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lượng (triệu m vải) 3, 000 3, 440 4, 092 3, 600 4, 500 3, 780 Dựa vào bảng trên ta có nhận xét:
Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế
• Năm 2008 nhập khẩu nguyên liệu giảm mạnh có thể vì đây là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ
• Bước sang năm 2010 số lượng nguyên liệu nhập để sản xuất tiêu dùng nội địa giảm 16% (tương ứng với gần 4 triệu m vải) so với năm 2009
Năm 2010 là năm đỉnh điểm về tăng giá nguyên liệu. Giỏ bông xơ trong nước tăng 50-60%, nhưng số lượng cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Trong khi đó, vải nhập khẩu vẫn bị áp thuế tới 12%, Thuế nhập khẩu cao cộng giá nguyên liệu tăng khiến doanh nghiệp không muốn sản xuất tiêu dùng nội địa nữa. Bởi vì giá quần áo của May 10 ở thị trường trong nước đã được đánh giá là tương đối cao cho nên dự chi phí đầu vào có tăng lên công ty cũng không thể tăng giá lên được và như thế nếu tiếp tục sản xuất để tiờu thụ nội địa thì sẽ không có lãi.
Khi chi phí đầu vào tăng cao, May 10 đã giảm hẳn sản xuất hàng trong nước, chỉ tập trung cho các đơn hàng xuất khẩu (thuế nhập khẩu nguyên liệu dệt may xuất khẩu hiện là 0%). Tuy sản xuất cho thị trường nội địa của May 10 chỉ chiếm khoảng gần 10% nhưng với thuế nhập nguyên liệu và nhân tố ảnh hưởng cùng chiều với nỳ là giá nguyên phụ liệu cao thì May 10 cũng không đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Nguy cơ hàng dệt may Trung Quốc quay trở lại bành trướng thị trường nội địa là rất lớn. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và mục tiêu thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường nội địa; không có cơ hội mở rộng thị trường và thương hiệu trên thị trường nội địa.