3. 2.1.4 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam và chính sách của chính phủ đối với hàng dệt
3.2. 1.5 Quy định về thuế và tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam đối với nguyên liệu nhập
nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may
a) Các quy định về thuế đối với nguyên liệu dệt may nhập khẩu
Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 quy định đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu được quy định như sau:
Nguyên phụ liệu nhập khẩu để dùng sản xuất hàng tiêu dùng nội địa phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao (thuế nhập khẩu vải là12%, sợi là 5%)
Nguyên phụ liệu nhập để gia công được miễn thuế khi nhập khẩu
Nguyên phụ liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu phải làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế bình thường. Sau một thời gian doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nhập khẩu
Nguyên, phụ liệu nhập khẩu về trong thời 3 tháng kể từ ngày thông quan nếu không đưa vào sản xuất xuất khẩu thì sẽ phải đóng thuế nhập khẩu
Trình tự thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp đăng kí nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu theo danh mục đăng kí tại Chi cục Hải quan
Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng kí nguyên liệu nhập khẩu sản xuất xuất khẩu với cơ quan theo Bảng đăng kí mẫu
Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế
Doanh nghiệp phải kê khai các nội dung trong Bảng đăng kí nguyên vật liệu nhập khẩu
Trình tự thủ tục nhập khẩu nguyên liệu để gia công:
Theo Công văn 1335/ TCHQ - GSQL ngày 30/ 03/ 2011 của Tổng cục Hải quan về nhập nguyên phụ liệu cung ứng cho hợp đồng gia công doanh nghiệp nhận gia công cần thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng hỳa xuất
khẩu khi nhập khẩunguyên liệu để cung ứng cho hợp đồng gia công. Chính sách thuế, thủ
tục hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu cũng được thực hiện theo loại hình này
Về việc hoàn thuế
Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực hiện đăng ký định mức nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu với cơ quan hải quan và nộp thuế nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu đã được đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu và đã thực xuất khẩu ra nước ngoài trong thời gian tối đa hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu sẽ được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu
đối với lô hàng nhập nguyên liệu để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước sau đó tìn được thị trường xuất khẩu đưa số nguyên liệu này vào sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu kết quả kiểm tra xác định hàng hóa nhập khẩu đã thực đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu; Doanh nghiệp có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về hàng hóa nhập khẩu đã thực đưa vào sản xuất và đã xuất khẩu; hồ sơ và thủ tục khác đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC thì xem xét hoàn thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ vật tư nguyên liệu cấu thành sản phẩm được sản xuất hàng xuất khẩu đã thực xuất khẩu
Xử lí nguyên vật liệu nhập khẩu sản xuất hàng gia công thừa:
Thông tư số 79/ 2009/ TT - BTC ngày 20/ 04/ 2009 của Bộ Tài chính phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của loại hình giacông thì không phải chịu thuế nhập khẩu
Nguyên vật liệu dư thừa ngoài định mức phải làm thủ tục xuất trả lại bên đặt gia công hoặc chuyển sang hợp đồng gia công khác
Trường hợp bên đặt gia công gia công từ chối nhận lại nguyên liệu dư thừa thì bên gia công phải có trách nhiệm nộp thuế để tiêu thụ tại nội địa hoặc tiêu hủy theo quy định
b)Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đối với nguyên liệu dệt may nhập khẩu Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế
Theo thông tư 32/ 2009/ TT - BCTngày 05/11/ 2009 của Bộ công thương.Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước Với tất cả
các lô nguyên liệu nhập (Trừ nhập cho hàng gia công) phải được kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm phóng ra từ chất làm thơm.Thông tư này quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Cụ thể:
Hàm lượng formaldehyt tồn dư trên sản phẩm dệt may không được vượt quá giới hạn cho phép nêu trong Phụ lục 1
Các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may không được vượt quá giới hạn cho phép nêu trong Phụ lục 2
Ngoài ra còn có các bộ tiêu chuẩn sau quy định về chất lượng nguyên liệu may
TCVN 2129-77: Vải bông và sản phẩm vải bông. Phương pháp xác định định lượng hoá chất còn lại
TCVN 7425:2004: Vải dệt. Xác định sự hồi phục nếp gấp của mẫu bị gấp ngang bằng cách đo góc hồi nhàu
TCVN 4896-89: Vật liệu dệt. Vải dệt. Ghi nhãn
TCVN 5795:1994: Vải dệt kim. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt
TCVN 5444:1991 : Vải dệt thoi. Phương pháp xác định độ không nhầu
TCVN 4185-86: Vải kèm để thử độ bền màu
TCVN 6879:2001: Vải. Tính cháy. Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng
TCVN 5798:1994: Vải dệt kim. Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
TCVN 2130:2009: Vật liệu dệt. Vải bông và sản phẩm vải bông. Phương pháp xácđịnh định tính hóa chất còn lại