Phân tích dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 35 - 38)

3. 2.1.4 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam và chính sách của chính phủ đối với hàng dệt

3.3.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp

3.3.2. 1 Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 2005 - 2010của Tổng công ty May 10

Khi gia nhập WTO Việt Nam phải cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng. Cam kết về thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may đối với từng nhóm sản phẩm được tóm tắt trong bảng sau đây

SVTH: Thân Thị Nga Lớp: K43E4

Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế

Bảng 3.2 : Cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may nhập khẩu

Số thứ tự Chỉ tiêu Thuế suất

MFN trước gia nhập

(%)

Thuế suất cam kết trong WTO Khi gia nhập Cuối cùng Thời hạn thực hiện (kể từ khi gia nhập) 1 Thuế suất bình quân cả Biểu thuế 17,4% 17,2% 13,4% Cơ bản sau 3-5 năm 2 Thuế suất bình quân sản phẩm công nghiệp 16,7% 16,2% 12,4% Cơ bản sau 3-5 năm 2 Thuế suất bình quân ngành dệt may

37,3% 13,7% 13,7% Ngay khi gia

nhập WTO

3 Vải 40% 12% 12% Ngay khi gia

nhập WTO

4 Quần áo 50% 20% 20% Ngay khi gia

nhập WTO

5 Sợi 20% 5% 5% Ngay khi gia

Nhìn vào Biểu cam kết thuế quan đối với sản phẩm dệt may, có thể thấy một số điểm quan trọng sau đây:

Không có lộ trình cho việc cắt giảm : Việt Nam phải cắt giảm thuế đối với hàng dệt may xuống mức cuối cùng ngay khi Việt Nam gia nhập WTO (ngày 11/1/2007) trong khi lộ trình cắt giảm thuế đối với các hàng hóa khác thường là từ 5-7 năm; do đó ngành dệt may sẽ không có thời gian chuẩn bị mà phải lập tức cạnh tranh ngay với hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế quan kể từ 11/1/2007.

SVTH: Thân Thị Nga Lớp: K43E4

Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế

Mức cắt giảm thuế cao : Hàng dệt may có mức cắt giảm thuế nhập khẩu cao nhất trong toàn bộ Biểu cam kết cắt giảm về thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa, trong đó nhóm hàng giảm thuế nhiều nhất là xơ, sợi, vải, quần áo, đồ may sẵn.

Hiện May 10 có tới 15 xí nghiệp thành viên đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Bình... với hơn 8. 000 lao động, nhà xưởng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng đều đạt trên 20%, doanh thu năm 2010 của các đơn hàng FOB đạt 1169 tỷ đồng , tăng 43, 2 % so với kế hoạch năm. Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ của công ty, May 10 đã đạt được rất nhiều thành công. Năng lực mỗi năm đạt 18 triệu sản phẩm, trong đó 80% sản lượng được xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản... với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Pierre Cardin, Alain Delon, Seildensticker, Camel, và các dòng sản phẩm mang thương hiệu của May 10 như: May 10 Serries, May 10 Expert, Pharaon Series, Bigman, Cleospetre. . . Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu Tổng công ty phải nhập khẩu tới gần 80% nguyên phụ liệu.

Bảng3. 3: Tổng hợp một số nguyên liệu nhập khẩu qua 6 năm 2005 - 2010

Tên nguyên phụ liệu

Đơn vị (triệu)

Số lượng nguyên liệu nhập qua các năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vải chính M 15, 000 17, 200 20, 460 18, 340 22, 900 24, 780 Vải lót M 10, 000 13, 400 16, 000 15, 450 18, 000 19, 290 Băng dây M 670 800 1, 000 900 1, 100 1, 200 Dựng M 4, 500 5, 900 6, 900 5, 500 6, 000 7, 050

Đệm vai Đôi 10, 400 11, 300 13, 000 12, 240 14, 560 15, 300 Cúc Chiếc 10, 400 11, 000 13, 000 12, 200 14, 000 15, 300 Nhãn chính Chiếc 11, 200 12, 000 13, 234 14, 000 14, 100 15, 600 Mắc treo Chiếc 10, 900 11, 560 13, 150 14, 000 14, 120 15, SVTH: Thân Thị Nga Lớp: K43E4

Luận văn tốt nghiệp Khoa thương mại quốc tế

600

Túi PE Chiếc 10, 000 11, 200 12, 470 13, 900 14, 500 15,

300

Nguồn: Phòng Thị Trường

Nhận xét: Qua bảng cam kết của Việt Nam trong WTO về cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may nhập khẩu và bảng tổng hợp một số nguyên phụ liệu May 10 nhập khẩu trong 6 năm từ năm 2005 - 2010 ta nhận thấy:

 Số lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng vàcùng với tốc độ tăng của doanh thu. Như năm 2007 nhập nhiều hơn năm 2006 là 3 tỷ mét vải tăng 17%, còn năm 2010 tăng 9% (tương ứng với 2 tỷ mét vải). Điều này có thể là do hệ quả của việc cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu từ 40% xuống còn 12% đối với vải và 20% xuống còn 5% đối với sợi khi Việt Nam gia nhập WTO

 Tuy nhiên tốc độ nhập nguyên liệu có xu hướng giảm từ năm 2009 tới nay, điều đó có thể là do Tổng công ty đã mua nhiều vải trong nước hơn hoặc thuế 12% đối với vải vẫn là quá cao so với giá cả vải trên thế giới hiện nay. Xu hướng này nếu theo cách giải thích thứ nhất thì Tổng cống ty đang sản xuất kinh doanh rất tốt nhưng nếu là do ảnh hưởng của thuế nhập khẩu nguyên liệu thì sẽ là ảnh hưởng không tốt đối với doanh thu và lợi nhuận của công ty và như thế May 10 cần có đối sách thích hợp

 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thể hiện việc tăng trưởng của công ty là khá chắc chắn. Đây là những con số khái quát thể hiện bước tiễn vững chắc của May 10 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường thế giới. Tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu( tới 80%) có thể khiến Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế ảnh hưởng của thay đổi thuế quan và tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập đối với nhập khẩu nguyên liệu của tổng công ty may 10 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w