Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm

Một phần của tài liệu ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM 9 (Trang 46 - 47)

người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.

C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

* Đề 2: Nhận xét đoạn cuối bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy..

Gợi ý:

Khổ thơ cuối cùng là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng:

- Hình ảnh trăng được Nguyễn Duy miêu tả tròn đầy, vành vạnh, toả sáng khắp nơi. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống.

- Phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người, một lời nhắc nhở thấm thía, độ lượng nhưng đủ làm để làm con

người “giật mình” nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

* Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy. a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình.

b. Thân bài:

* Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:

- Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê.

- Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường,

-> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.

* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.

- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người...

- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa.

* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.

- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. - Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ "ngẩng mặt", tâm trạng “rưng rưng”

- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào.

- Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.

c. Kết bài:

"Ánh trăng" - một hình ảnh rất giản dị nhưng mang triết lí sâu xa. Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người “uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM 9 (Trang 46 - 47)