Yêu cầu về hình thức:

Một phần của tài liệu ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM 9 (Trang 26 - 27)

C- BÀI TẬP VỀ NHÀ

2.Yêu cầu về hình thức:

- Biết vận dụng kiến thức về nghị luận chứng minh để lập luận tạo thành một bài văn chứng minh hoàn chỉnh.

- Bố cục bài viết có đủ 3 phần

- Biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để chứng minh. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

... Buổi 7: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975

1. Văn học hiện đại (Từ đầu TK XX- nay)

- Giai đoạn đầu TK XX- 1945: Có 3 trào lưu VH + Vh cách mạng

+Vh lãng mạn + Vh HTPP

- Giai đoạn từ 1945- 1975( thời kì k/c chống Pháp và chống Mỹ) - Giai đoan từ 1975- nay (thời kì đổi mới )

2. Luyện đề: -Kể tên những t/phẩm văn học thời kì 1945-1975 và thời kì 1975-nay mà chúng ta đã học trong chương trình THCS?

- Nêu nội dung của những t/phẩm đó

ĐỒNG CHÍ

(Chính Hữu)

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả:

- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.

- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.

- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

2. Tác phẩm: a. Nội dung:

- Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau.

- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).

- Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP VĂN HỌC VIỆT NAM 9 (Trang 26 - 27)