C- BÀI TẬP VỀ NHÀ
2. Dạng đề 5 hoặc7 điểm
Đề 2:
Em hãy phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Gợi ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát nội dung của tác phẩm.( Tác giả ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm; niềm vui trẻ trung, sôi nổi cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của các chiến sỹ lái xe Trường Sơn.)
b. Thân bài:
* Hình ảnh của những chiếc xe không kính:
- Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hoá, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mỹ bắn phá , kính xe vỡ hết.
- Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn:
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước.
* Hình ảnh chủ nhân của những chiếc xe không kính- những chiến sĩ lái xe:
- Tư thế hiên ngang, tự tin
- Tinh thần dũng cảm, lạc quan vượt qua những khó khăn gian khổ: Gió, bụi, mưa
nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sỹ lái xe. Họ vẫn: phì phèo châm điếu thuốc. "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" ....
- Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, cận kề cái chết:
Những chiếc xe từ trong bom rơi... ... Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Tất cả cùng chung lý tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
và tin tưởng vào tương lai tươi sáng đang tới rất gần: Lại đi, lại đi trời xanh thêm - Đoạn kết, chất hiện thực và chất trữ tình hoà quyện vào nhau tạo thành một hình tượng thơ tuyệt đẹp
... Chỉ cần trong xe có một trái tim.
c. Kết bài:
-“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sỹ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm yêu mến và lòng cảm phục chân thành.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên và giàu cảm xúc. Tác giả đã phát hiện và ca ngợi phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước đau thương mà oanh liệt vừa qua.
Đề 3:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
...
Chủ đề 2:
TÌNH CẢM GIA ĐÌNH HÒA QUYỆN VỚI TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚCTiết 9+10 : CON CÒ Tiết 9+10 : CON CÒ
- Chế Lan Viên-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:1. Tác giả: 1. Tác giả:
- Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới.
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú.
2. Tác phẩm:
- “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967).
a. Nội dung: Bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên trên cơ sở khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người.
b. Nghệ thuật:
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm), kết hợp với miêu tả.
- Vận dụng sáng tạo ca dao,đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.