- Các tấm khuôn không khớp với nhau
- Lực kìm không đủ lớn để chống lại áp suất trong các lòng khuôn. - Những vùng được định hình quá mức làm tăng áp cục bộ.
- Điều kiện ép phun chưa tốt như nhiệt độ chảy dẻo của vật liệu và áp suất phun được cài đặt quá cao.
- Hệ thống thoát khí chưa phù hợp.
b. Khắc phục
Khuôn
- Đảm bảo các tấm khuôn khớp với nhau hoàn toàn, đặc biệt là tại mặt phân khuôn phải không có khe hở.
- Mặt phân khuôn phải sạch sẽ trước khi lắp ráp.
- Kiểm tra lại kích thước của hệ thống thoát khí có phù hợp chưa.
Máy ép phun
- Tăng lực kìm, nếu máy không tạo đủ lực kìm thì phải đổi máy.
- Giảm nhiệt độ khoang cấp liệu và vòi phun để tránh áp phun quá cao làm bung kìm nhưng không nên giảm quá mức.
- Giảm áp phun và áp định hình để lực kìm mà ta cài đặt đủ lớn - Tăng thời gian phun hay hạ từ từ vận tốc phun.
5.2.4 Sản phẩm bị thiếu chi tiết
Do thiếu nguyên liệu. Vì nguyên liệu từ lò sấy được đưa vào liên tục. Lò sấy chứa ít nhất là 350-1200 kg mỗi khi sắp hết nguyên liệu trong lò sấy thì còi báo sẽ kêu, ta sẽ tiếp liệu ngay khi đó. Do kích thước cổng dẫn trong khuôn không đều làm cho dòng nguyên liệu bị nghẽn lại. Thông thường việc thiếu chi tiết đối với phôi PET ít khi xảy ra; tình trạng này thường xảy ra nhất khi ép phun với sản phẩm là kim đậy nắp, do sản phẩm nhỏ và hệ thống kênh dẫn khá phức tạp.
a. Nguyên nhân
- Dòng nhựa bị hạn chế: do kênh dẫn bị đông đặc hay thiết kế kênh dẫn chưa hợp lý.
- Lòng khuôn phức tạp nên dòng chảy bị nghẽn. - Thoát khí không tốt
- Nhiệt gây chảy dẻo nhựa hay nhiệt độ khuôn quá thấp
- Công suất máy ép phun không đủ.
- Một số bộ phận của máy bị hỏng như: phễu, van hồi tự hở gây mất áp suất phun hoặc rò rì thể tích phun.
b. Khắc phục
Sản phẩm: Hình 5.6: sản phẩm thiếu chi tiết - Tăng bề dày của sản phẩm một chút để dòng chảy ít bị nghẽn.
Khuôn
- Bố trí miệng phun hợp lý để ưu tiên dòng chảy qua vùng có bề dày lớn nhất - Tăng kích thước hay số miệng phun.
- Tăng kích thước kênh dẫn để giảm kháng dòng.
- Đặt các lỗ thoát khí ở gần nơi không điền đầy hoặc tăng số lỗ thoát khí để giảm áp hồi.
Máy ép phun
- Tăng áp suất phun nhưng chỉ trong giới hạn khoảng 85% áp suất phun lớn nhất của máy.
- Tăng vận tốc phun để nhựa lỏng còn giữ đủ nhiệt để điền đầy hoàn toàn lòng khuôn.
- Tăng thể tích phun.
- Tăng nhiệt khoang cấp liệu, thành khuôn để gia nhiệt thêm cho nhựa lỏng chảy vào lòng khuôn.
- Kiểm tra van hồi tự hở và khoang chứa liệu để chắc rằng chúng không bị mòn hay hư hỏng.
5.2.5 Sản phẩm bị bọt khí
nếu bọt khí không lớn, phôi này vẫn được đem đi thổi thành chai. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi thổi những phôi PET này thì thành phẩm vẫn bị bọt khí, thường là loại 2 hoặc phải loại bỏ.
Hình 5.7: Sản phẩm bị bọt khí
a. Nguyên nhân
- Ảnh hưởng của sự ưu tiên dòng chảy.
- Sự không cân bằng dòng vì sản phẩm có bề dày không đồng đều. - Bố trí hệ thống thoát khí trên khuôn chưa tốt.
b. Khắc phục
Khuôn
- Thiết kế bề dày sản phẩm hợp lý để tránh hiện tượng ưu tiên và mất cân bằng dòng chảy
- Cần cân bằng dòng trên hệ thống kênh dẫn và bố trí hệ thống thoát khí hợp lý.
Máy ép phun
- Giảm vận tốc phun vì vận tốc phun lớn sẽ làm cho nhựa bắn thành tia và khí sẽ dễ dàng lẫn vào. Khi nhựa được phun với vận tốc chậm thì khí sẽ có đủ thời gian thoát ra ngoài.
5.2.6 Sản phẩm thổi định hình không đầy khuôna. Nguyên nhân a. Nguyên nhân
- Áp suất thổi không đủ lớn.
- Phôi PET chưa đủ mềm, trong quá trình thổi sẽ nguội nhanh mà chưa kịp định hình hoàn toàn.
b. Khắc phục
- Tăng áp suất thổi.
- Tăng nhiệt độ của bộ phận gia nhiệt làm mềm phôi PET.
5.2.7 Sản phẩm thổi có độ dày không đều hay khi thổi sản phẩm bị thủnga. Nguyên nhân a. Nguyên nhân
- Phôi PET được gia nhiệt không đều
- Áp suất thổi quá lớn làm cho phôi PET bị thủng mà chưa kịp định hình thành sản phẩm
b. Khắc phục
Trong sản suất, những sự cố là không thể tránh khỏi, nhất là trong giai đoạn đầu máy hoạt động chưa ổn định. Việc điều chỉnh các thông số của máy cần phải tính đến sự liên hệ đến những thông số khác. Việc thay đổi, điều chỉnh này cần phải có kinh nghiệm thực tế.
CHƯƠNG 6