Xuất giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết 30a và gải pháp hoàn thiện chính sách

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình thực hiện nghị quyết 30A của huyện Simacai – Lào cai (Trang 43 - 45)

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. xuất giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết 30a và gải pháp hoàn thiện chính sách

chính sách

Giải pháp về kinh phí

- Thực hiện tốt công tác phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí của nhà nước

- Huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các Ngân hàng, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện

- Huy động nguồn lực từ người dân địa phương

- Xin nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ

Và việc phối hợp, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn ra sao, đầu tư công trình, dự án nào cho hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân lại phụ thuộc vào từng cơ sở.

Giải pháp về mặt chính sách

- Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá kết quả của việc thực hiện dự án

- Hoàn thiện đề án giảm nghèo tại các địa phương giai đoạn 2011 - 2015. Tập trung đôn huyện Si Ma Cai đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các danh mục công trình xây dựng cơ bản, các nội dung đầu tư hỗ trợ đã được phê duyệt và giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác để đầu tư tập trung nguồn vốn ưu tiên cho phát triển sản xuất.

- Xây dựng đề án cụ thể và triển khai một số chính sách đặc thù: Chính sách ưu đãi đối với giáo viên, học sinh; chính sách ưu đãi về y tế; khuyến công; thu hút đầu tư phát triển; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...; việc giao kế hoạch vốn còn chưa đảm bảo tính thời vụ của một số loại cây trồng; đơn giá vật tư cây trồng chưa cập nhật kịp so với giá cả thị trường; công tác chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm.

Về công tác thực hiện ở địa phương

- Để giảm nghèo bền vững, UBND huyện Si Ma Cai, cần làm tốt công tác quy hoạch sắp xếp dân cư, quy hoạch đất sản xuất; triển khai đồng bộ các giải pháp về

chính sách phát triển sản xuất; tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, gắn với việc kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tích cực đổi mới cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây dứa, chuối tiêu, chè, thuốc lá, cao su, thay dần cây lương thực giá trị kinh tế thấp; phát triển mạnh kinh tế rừng và đẩy mạnh chăn nuôi gia súc thành hàng hoá bằng cách rà soát đánh giá các mục tiêu để phát huy lợi thế, không để mất cơ hội.

- Quan tâm yếu tố phát triển nguồn nhân lực, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cùng với việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì cán bộ cơ sở ở các huyện nghèo cũng cần được cầm tay chỉ việc, luân chuyển cán bộ từ cấp trên để việc triển khai các chương trình, dự án làm đến đâu hiệu quả đến đó. Đây cũng chính là một giải pháp quan trọng để “tập trung xóa đói giảm nghèo, đưa Si Ma Cai ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Về giải pháp phát huy sức mạnh của người dân

Các địa phương phải đảm bảo đời sống người dân, giúp người nghèo tận dụng cơ hội từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự trợ giúp của doanh nghiệp và cộng đồng vươn lên thoát nghèo. Để chương trình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả toàn diện và bền vững, các địa phương phải cụ thể hóa quan điểm huy động sức mạnh toàn xã hội cho công tác giảm nghèo của tỉnh. Có phương pháp truyền đạt, phát huy sức mạnh, huy động người dân thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, người ngèo nêu cao tinh thần thoát nghèo, người dân địa phương phát huy tinh thần lá lành đùm lá rách, thực hiện sự hỗ trợ không phải là kinh phí, có thể hợp tác hoặc hỗ trợ nhau kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình thực hiện nghị quyết 30A của huyện Simacai – Lào cai (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w