IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a ở SiMaCai giai đoạn 2009 2011
Việc thực hiện nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả to lớn, Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 2.393 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 45,02% so với tổng số hộ dân trên
địa bàn huyện. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 2.093 hộ nghèo (trên tổng số 5.595 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 37,41%. Giai đoạn 2009 -2011 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 6 - 8%/năm.
- Hỗ trợ về nhà ở: Tổng vốn hỗ trợ làm nhà ở: Đến nay, toàn huyện đã xóa
được 242 nhà tạm, với kinh phí 6.050 triệu đồng. Như thế xóa nhà tạm đã cơ bản hoàn thành.
Việc hỗ trợ xóa nhà tạm cho người dân vốn được coi là giải pháp an cư lạc nghiệp song đây cũng chỉ là cách cho người dân “con cá”. Trong khi đó, để xóa nghèo bền vững phải quan tâm tới việc cho người dân “cần câu” và “hướng dẫn cách câu”. Trong chương trình 30a thì đó là các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực song việc triển khai các chính sách này còn chậm và nhiều lúng túng. Có một thực tế không thể không đề cập, đó là một số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình có người mắc tệ nạn hoặc vay nợ trước đó mà ngôi nhà vừa được hỗ trợ đã trở thành “đồ xiết nợ”. Đây cũng là một trong những trăn trở của cả chính quyền địa phương và các nhà tài trợ trong việc giúp người dân xóa nghèo bền vững.
- Về hỗ trợ giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng: Năm 2009 thực hiện bảo vệ
3.170 ha rừng trong hạn mức đầu tư Trung ương và 1.725 ha diện tích đầu tư địa phương. Chăm sóc rừng theo kế hoạch của huyện. Chỉ đạo thiết kế trồng rừng 300 ha, trong đó: 100 ha rừng phòng hộ; 200ha rừng sản xuất (75,5 ha rừng trồng thay thế nương rẫy). Trồng xong 65 ha rừng phòng hộ tại các xã: Lử Thẩn 25 ha, Thào Chư Phìn 40ha; 10 ha rừng sản xuất tại xã Mản Thẩn.Hưởng ứng đợt phát động trồng cây đầu xuân, đã tổ chức thực hiện trồng 30.500 cây lâm nghiệp các loại tại trung tâm huyện, UBND các xã, các đơn vị trường học . Năm 2009 tỷ lệ che phủ rừng lên 27%.
- Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo nhận khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng và hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới, các hộ không có điều kiện sản xuất: thực hiện hỗ trợ
- Chính sách hỗ trợ sản xuất: Các huyện đã hỗ trợ cho 2.576 hộ để chuyển
đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ xây dựng chuồng trại. Tổng kinh phí của 3 năm là 34.018 triệu đồng; đã thực hiện được 28.102 triệu và giải ngân được 27.684 triệu đồng bằng 81,38 kế hoạch giao%. Trên lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến rõ nét, nhất là cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nếu như trước đây bà con chỉ quen với việc phát triển kinh tế gia đình theo hướng tự cung, tự cấp, thì hiện nay huyện đã và đang qui hoạch thành những vùng sản xuất hàng hoá tại các xã trọng điểm như: Trồng ngô tại xã Sín Chéng, Thào Chư Phìn, Mản Thẩn, Lúa hai vụ tại Sín Chéng, Bản Mế, Cây thảo quả tại xã Quan Thần Sán và Nàn Sín. Nhiều mặt hàng nông sản của huyện đã và đang có thế đứng trên thị trường trong và ngoài huyện. Các loại giống con mới như: Lợn hướng nạc, ngan Pháp...đã và đang thay thế những giống cũ năng xuất, sản lượng thấp. Nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi những thửa ruộng trũng thành ao thả cá tạo ra hướng đi mới trong chăn nuôi với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ anh Thèn Chẩn Sín, Ngô Tiến Sơn ở xã Bản Mế. Sản Xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng có nhiều chuyển biến, các ngành nghề truyền thống như dệt may thổ cẩm, làm hương đang được khôi phục tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động những lúc nông nhàn. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương như làm ngói máng, Sản xuất gạch xây dựng cũng góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho thanh niên tại địa phương.
Hằng năm kinh tế tăng trưởng khá cao và liên tục đời sống của nhân dân được
cải thiện, số hộ đói cơ bản xoá xong. Bình quân lương thực đầu người năm 2008 chỉ
đạt 395 kg/năm, đến năm 2011 đã tăng lên 585 kg/năm tỷ lệ đói nghèo giảm từ 43,5 % còn dưới 40% theo tiêu chí mới. Tổng thu nhập từ trên 3 triệu đồng/người/năm.
- Công tác khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư: Các huyện hỗ trợ về giống,
phân bón cho các hộ tham gia mô hình khuyến nông, khuyến lâm. Tổng kinh phí kế hoạch giao 14.875 triệu đồng, khối lượng đã thực hiện được 8.931 triệu đồng, giải ngân 8.879 triệu đồng 59,69 kế hoạch giao%.
Chỉ trong 3 năm (2006 -2010) đã có 18 mô hình, với 15,7 ha ao, hồ đưa các giống thuỷ sản năng suất và giá trị kinh tế cao vào nuôi như: tôm càng xanh, cá chép lai, cá rô phi đơn tính… Bên cạnh đó, thông qua hình thức tập huấn đầu bờ và 5 mô hình trình diễn chuyển giao kỹ thuật ở 5 xã, đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ những mô hình này đã giúp hộ nghèo được tiếp cận khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao năng suất, tăng thu nhập.Nhờ đó, Si Ma Cai đã thay được bộ giống cây trồng cho năng suất cao, tăng gấp 2 - 3 lần so với giống cũ địa phương, an ninh lương thực được bảo đảm, tạo bước chuyển biến mạnh về cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
- Chính sách dạy nghề: huyện triển khai thực hiện chính sách dạy nghề bằng
nguồn kinh phí 30a, triển khai phân bổ 1.055 triệu đồng, đến nay đã thực hiện là 848 triệu đồng, đạt 80,39% kế hoạch giao.
- Chính sách xuất khẩu lao động: Công tác xuất khẩu lao động từ năm 2009 đến
2011 đưa được 34 người đi lao động ở nước ngoài…Công tác xuất khẩu lao động tuy đã có tiến triển hơn so với những năm trước những vẫn gặp nhiều khó khăn do tâm lý của người dân không muốn đi làm xa gia đình; tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động.
- Chính sách cán bộ: Toàn huyện đã nhận luân chuyển, tăng cường cán bộ
xuống xã làm cán bộ chủ chốt được 16 cán bộ và thu hút được 25 trí thức trẻ xuống các xã để tham mưu cho các xã triển khai các chính sách thuộc Nghị quyết 30a, kinh phí thực hiện là 4.308 triệu đồng. Nhờ làm tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, mạnh dạn thay thế những cán bộ không đủ năng lực bằng những cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình trong tác. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội từ huyện đến xã . Nhờ vậy cho đến thời điểm này tất cả các cán bộ chủ chốt và cán bộ thuộc 7 chức danh chuyên môn, trưởng các đoàn thể chính trị xã hội ở các xã đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn. Một số đã được đào tạo trung
cấp lý luận chính trị. Các cán bộ chuyên môn tại các phòng ban đều được bố trí đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo. Do vậy đã phát huy được những sở trường của mỗi người, tạo nên thế và lực mới tại mọi ngành mọi cấp.Việc gắn xây dựng hệ thống chính trị với thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở luôn được bảo đảm theo hướng tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Qui chế dân chủ còn được thực hiện tốt trong việc bầu các chức danh Trưởng thôn, ban Thanh tra, tổ Hoà giải, tổ An ninh nhân dân....Phong cách và lối làm việc của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương đã có nhiều đổi mới theo hướng gần dân, tôn trọng lắng nghe các ý kiến của dân, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện hách dịch cửa quyền trong cán bộ công chức, nhất là đội ngũ cán bộ công chức xã. Hiện nay, 100% thôn bản có Đảng viên và chi bộ nhỏ 13/13 xã đều là Đảng bộ.
- Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng: Huyện Si Ma Cai được đánh giá là địa
phương triển khai nhanh các hợp phần chương trình, đạt kết quả tốt. Đến nay, Si Ma Cai đã hoàn thành một số công trình phục vụ dân sinh, như công trình thủy lợi, trường học, đường giao thông, Trong năm 2009, huyện Si Ma Cai đã khởi công xây dựng 32 công trình thuộc nguồn vốn Nghị quyết 30a, trong đó có 4 công trình thuỷ lợi, 2 công trình cấp nước sinh hoạt, 14 công trình giao thông, 6 công trình giáo dục, 1 công trình y tế, 5 công trình cấp điện. Do thực hiện tốt công tác lồng ghép các chương trình, đồng thời xác định đúng nhu cầu, nguyện vọng của nguời dân, nên Si Ma Cai đã tập trung được nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng cao. Trong ba năm đã có tổng số 204 công trình thuộc 14 nguồn vốn, trong đó: 50 công trình quyết toán, 72 công trình hoàn thành chờ quyết toán, 44 công trình chuyển tiếp, 15 công trình khởi công mới, 23 công trình chuẩn bị đầu tư. Các đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp và khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ thiết kế các công trình khởi công mới năm 2011. Tổng dự toán được duyệt 392.141 triệu đồng, giá trị thanh toán năm 2010 là 199.361 triệu đồng, luỹ kế khối lượng thực hiện đến 15/3/2010 là 261.725 triệu đồng; tổng vốn kế hoạch năm
2011 là 57.115 triệu đồng, giá trị thanh toán vốn năm 2011 là 29.913 triệu đồng = 52,4% KH. Cho đến thời điểm này 100 % số xã trong huyện đều đã có đường rải cấp phối đến trung tâm xã, các thôn bản đều có đường xe máy đến trung tâm thôn, điện lưới quốc gia đã về đến hầu hết các thôn bản. Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường, các trung tâm cụm xã đều có trạm truyền thanh, truyền hình.
- Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới: Thực hiện xây dựng xong Đề
án Nông thôn mới của 13/13 xã; đang thực hiện xin phê duyệt quy hoạch trung tâm xã, cụm xã; tiếp tục xây dựng quy hoạch nông thôn mới 7/13 xã.
- Kết quả đạt được về văn hóa giáo dục, y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân được quan tâm đúng mức trong nhiều năm qua trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tất cả các xã đều có trạm y tế . Đội ngũ cán bộ tại các trạm được đào tạo cơ bản. Bệnh viện huyện được nâng cấp với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân.Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến rõ nét. Đến nay đã có 13/13 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 13/13 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Phong trào xã hội hoá giáo dục được mở rộng và phát huy hiệu quả.Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển rộng khắp tới các thôn bản. Chỉ tính riêng trong năm 2010 toàn huyện đã có 97 cơ quan, đơn vị trường học đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa, có 42 thôn bản đạt thôn văn hoá và 2.918 gia đình đạt gia đình văn hoá
- Quốc phòng, an ninh: Giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị, trạt tự an toàn
xã hội. Hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng ; đảm bảo hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân và giao quân. Công tác kiểm tra phòng chống cháy nỗ được tăng cường.
4.3 Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của việc thực thi chính sách tại huyệnSi Ma Cai.