Chế độ vận hành MF (Minimum Facility):

Một phần của tài liệu lựa chọn sơ đồ công nghệ chế biến khí nam côn sơn nhằm thu hồi c3+ (109 trang) (Trang 26 - 29)

Đây là chế độ vận hành của nhà máy ở trạng thái cụm thiết bị hoạt động tối thiểu. Chế độ MF đợc phát triển từ chế độ AMF nhằm mục đích thu hồi sản phẩm Bupro với sản lợng 630 tấn/ngày và Condensate với sản lợng 380 tấn/ngày. Đây là chế độ dự phòng trong trờng hợp không thể vận hành nhà máy theo chế độ GPP.

Sản phẩm của chế độ vận hành MF:

- Khí khô

- Bupro (hỗn hợp butan và propan)

- Condensate

Các thiết bị trong chế độ vận hành MF

Ngoài các thiết bị chính trong chế độ vận hành AMF, trong chế độ này sẽ có thêm một số thiết bị sau:

- Tháp ổn đinh Condensate (Stabilizer C-02):

Đây là tháp dạng đĩa gồm 30 đĩa vận hành ở áp suất 11 bar, nhiệt độ ở đỉnh là 60 0C, nhiệt độ đáy là 154 0C. Tại thiết bị này Condensate và Bupro sẽ đợc tách ra.

Là tháp hấp phụ sử dụng chất rắn (lớp trên là nhôm oxit, lớp dới là zeolit), hoạt động ở 109 bar. Với cấu tạo nh trên, khí ra khỏi thiết bị có điểm sơng là -75 0C.

- Các thiết bị trao đổi nhiệt (Exchanger E-14, E-20):

Khí ra từ V-06 A/B đợc chia thành hai đờng, một vào thiết bị trao đổi nhiệt E-14, một dòng vào thiết bị trao đổi nhiệt E-20 để trao đổi nhiệt với khí và lỏng ra ở đỉnh, đáy của tháp C-05 nhằm giảm nhiệt độ khí đầu vào tháp C-05.

- OVHD Compressor (K-01):

Là thiết bị nén dùng để tăng áp suất khí từ đỉnh C-01 lên 45 bar để đa vào dòng khí thơng phẩm.

- Máy nén K-04 A/B:

Là máy nén khí dùng để tái sinh cho tháp V-06 A/B.

Qui trình vận hành chế độ MF:

Sơ đồ công nghệ vận hành chế độ MF (phụ lục 2)

Với điều kiện dòng nguyên liệu có nhiệt độ và áp suất theo thiết kế, đầu tiên khí đợc dẫn vào SC-01/02. Tại đây dòng nguyên liệu đầu vào đợc tách thành hai dòng. Dòng khí đợc dẫn tới thiết bị tách V-08 để tách hết lợng lỏng bị cuốn theo bao gồm nớc và hydrocacbon lỏng, các hạt rắn để tránh việc làm hỏng chất xúc tác khi dẫn vào tháp V-06 A/B. Dòng lỏng ra khỏi thiết bị tách V-08 sẽ đợc đa tới thiết bị tách V-03. Khí ra khỏi tháp V-06 A/B (điểm sơng là -750C) áp suất 109 bar đợc dẫn đến đồng thời hai thiết bị trao đổi nhiệt E-14 và E-20 để làm lạnh. Dòng khí ra khỏi E-14 nhiệt độ là -170C, áp suất 109 bar qua van giảm áp FV-1001 giảm xuống còn -350C, áp suất 47,5 bar sẽ đợc nhập với dòng khí ra từ E-20 có nhiệt độ 190C là nguyên liệu cho tháp C-05. Dòng khí ra khỏi đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ -190C trao đổi nhiệt với E-14 và đợc đa ra đờng ống dẫn khí thơng phẩm cung cấp cho các nhà máy điện, dòng lỏng ra khỏi đáy tháp C-05 đợc dẫn tới đĩa thứ 1 của tháp C-01.

Dòng lỏng từ SC-01/02 qua van giảm áp đến thiết bị tách V-03 áp suất sẽ giảm từ 109 bar đến 75 bar và có nhiệt độ là 200C. V-03 là thiết bị tách ba pha đợc gia nhiệt bằng dòng E-07 (nhiệt độ đầu vào 2600C và nhiệt độ đầu ra 350C). Dòng khí từ V-03 qua van giảm áp đợc đa vào đĩa thứ 2, đĩa thứ 3 của tháp C-01 với nhiệt độ -80C. Còn dòng lỏng đi ra từ V-03 đợc gia nhiệt từ 200C đến 800C qua FV-1701 và đợc đa vào tháp C-01 ở đĩa thứ 20. Khí ra khỏi tháp C-01 đợc đa vào thiết bị tách V-12 qua máy nén K-01 nén đến áp suấ 47 bar rồi dẫn vào đờng ống dẫn khí thơng phẩm.

Tháp C-01 hoạt động ở nhiệt độ đỉnh 100C, nhiệt độ đáy 1200C áp suất 29 bar. Dòng lỏng ra khỏi đáy tháp C-01 sẽ là nguyên liệu cho tháp ổn định Condensate C-02 ở đĩa thứ 11. Nhiệt độ đỉnh tháp C-02 là 600C, nhiệt độ đáy là 1540C áp suất 11bar. Dòng ra khỏi tháp C-02 là Bupro đợc dẫn ra bồn chứa hoặc đợc dẫn đến kho cảng Thị Vải, còn dòng lỏng ra khỏi C-02 một phần cho hồi lu trở lại đáy tháp C-02, một phần cho trao đổi nhiệt với dòng lỏng của V- 03 thông qua E-04, sau đó đợc làm lạnh ở E-09 tiếp tục đợc đa tới bồn chứa TK-21 hoặc dẫn đến kho cảng Thị Vải.

Thiết bị tách V-06 A/B là hai tháp hấp thụ hoạt động luân phiên nhau, khi tháp này làm việc tháp kia sẽ tái sinh. Quá trình tái sinh đợc thực hiện nhờ sự cấp nhiệt của dòng khí thơng phẩm sau khi đợc gia nhiệt đến 2200C bằng dầu nóng tại E-18, dòng khí này sau khi ra khỏi V-06 A/B đợc tái làm nguội ở E- 14 và tách lỏng ở V-07 trớc khi đa vào đờng ống dẫn khí thơng phẩm.

Hệ thống hấp thụ nớc bao gồm 2 tháp V-06A/B có tác dụng tách các phân tử nớc ra khỏi hỗn hợp khí trớc khi đi vào quá trình phân đoạn. Trong tháp có chứa các hạt hấp phụ nhôm oxit (hấp thụ???? thô) và zeolit (hấp thụ???? sâu), nớc bị giữ lại trên các bề mặt mao quản của các hạt này. Hai tháp làm việc theo chế độ luân phiên nhau (một hấp phụ, một tái sinh). Quá trình tái sinh bao gồm các giai đoạn sau: Giảm áp (nhằm chuẩn bị cho quá trình tái sinh đợc hiệu quả hơn), gia nhiệt (tách các phân tử nớc ra khỏi các mao quản dới tác

dụng của dòng khí có nhiệt độ 2300C), làm lạnh và tăng nhiệt áp (để giúp cho quá trình hấp phụ sau này đợc triệt để), cuối cùng là giai đoạn dự phòng (hai tháp cùng có tác dụng hấp phụ trong một thời gian ngắn trớc khi hoán đổi chức năng làm việc).

Một phần của tài liệu lựa chọn sơ đồ công nghệ chế biến khí nam côn sơn nhằm thu hồi c3+ (109 trang) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)