So sánh kết quả mô phỏng của ba sơ đồ Các thông số cố định khi mô phỏng:

Một phần của tài liệu lựa chọn sơ đồ công nghệ chế biến khí nam côn sơn nhằm thu hồi c3+ (109 trang) (Trang 86 - 88)

C. Mô tả sơ đồ 4.2C:

4.5.4So sánh kết quả mô phỏng của ba sơ đồ Các thông số cố định khi mô phỏng:

Các thông số cố định khi mô phỏng:

Đầu vào:

- áp suất nguyên liệu đầu vào: 110 bar. - Nhiệt độ nguyên liệu đầu vào: 27 0C.

- Lu lợng nguyên liệu đầu vào (pha khí): 20 triệu m3/ngày. - Lu lợng nguyên liệu đần vào (pha lỏng): 72 m3/giờ.

Yêu cầu về sản phẩm LPG:

- áp suất hơi ở 37,8 0C là: ≤ 1430 KPa. - Hàm lợng lu huỳnh: ≤ 140 ppm. - Hàm lợng C5: ≤ 2% thể tích. - Hàm lợng khí C2: ≤ 2% thể tích. Sản phẩm đầu ra:

- áp suất khí thơng phẩm: 51,94 bar. - áp suất LPG: 10,5 bar.

Với các thông số đầu vào và điều kiện sản phẩm nh trên khi mô phỏng ba sơ đồ 4.2A; 4.2B; 4.2C thì sản phẩm thu đợc sẽ có lu lợng và hiệu suất cho trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Hiệu suất thu hồi sản phẩm LPG và propan của ba sơ đồ.

Sơ đồ 4.2A 4.2B 4.2C

Sản lợng thu hồi LPG (tấn/ngày) 1493 1196 1694 Hiệu suất thu hồi LPG (%) 71,45 57,24 81,07 Lu lợng thu hồi propan (tấn/ngày) 756,36 607,30 936,6 Hiệu suất thu hồi propan (%) 57,56 46,13 71,15

Nhận xét:

- Theo kết quả mô phỏng ta thấy sơ đồ hình 4.2C cho hiệu suất thu hồi LPG cao hơn hai sơ đồ hình 4.2A và hình 4.2C.

- Hiện nay trên thế giới, hiệu suất thu hồi LPG từ khí tự nhiên đạt 75% là có thể đa vào sản xuất thơng mại. Trong khi đó, từ kết quả mô phỏng ta đã tính đợc hiệu suất thu hồi LPG đạt 81,07%. Đây là giá trị tơng đối cao.

Giải thích:

- Đối với sơ đồ 4.2B: khi dòng khí đợc tách thành hai dòng:

+ Một dòng cho qua trao đổi nhiệt tại E-14 và đợc giảm áp tại FV-1001 và vào bình tách V-02.

+ Dòng còn lại đợc cho giãn nở tại CC-01 EXP và đa tiếp vào bình tách V-03.

Dòng vào V-02 sẽ đợc tách lỏng triệt để do nhiệt độ làm lạnh tơng đối thấp là -63,31 0C. Còn dòng vào V-03 chỉ ở nhiệt độ -26,67 0C nên lợng lỏng còn lại trong khí khá nhiều.

Chính vì lý do trên, nên hiệu suất lỏng thu hồi ở sơ đồ này thấp. - Đối với sơ đồ hình 4.2A:

Dòng khí sau V-06 cũng đợc chia thành hai dòng nh ở sơ đồ hình 4.2B. Nhng hai bình tách V-02; V-03 đợc thay bằng tháp tách C-05.

Tháp C-05 có vai trò khác hai bình tách trên ở chỗ: tháp C-05 làm tăng phần nặng trong lỏng và làm tăng phần nhẹ trong khí.

Do đó, so với sơ đồ hình 4.2B thì sơ đồ hình 4.2A có hiệu suất thu hồi lỏng cao hơn.

- Đối với sơ đồ hình 4.2C:

Dòng khí sẽ đợc đa hết qua thiết bị trao đổi nhiệt E-14. Tại đây, dòng khí sẽ đợc làm lạnh một phần và đợc tách lỏng ở bình tách V-02. Lợng hydrocacbon nặng còn lại trong dòng khí sẽ đợc làm lạnh nhờ CC-01EXP và tiếp tục đợc tách lỏng ở V-03.

Do làm lạnh hai bậc nên so với hai sơ đồ hình 4.2A; 4.2C thì sơ đồ này có hiệu suất cao nhất.

Dựa vào kết quả mô phỏng và những phân tích trên thì sơ đồ hình 4.2C cho hiệu suất thu hồi LPG cao nhất. Vậy, tác giả đề suất chọn sơ đồ công nghệ chế biết khí Nam Côn Sơn nhằm thu hồi C3+ là sơ đồ công nghệ hình 4.2C.

Một phần của tài liệu lựa chọn sơ đồ công nghệ chế biến khí nam côn sơn nhằm thu hồi c3+ (109 trang) (Trang 86 - 88)