Nhân tố ngoài Ngân hàngThương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 34 - 109)

1.3.2.1. Những thay đổi về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ, ngân hàng Trung ương...

Nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan tọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng, nó tạo ra môi trường hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của ngân hàng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm: tính đồng bộ của hệ thống pháp luật tính đầy đủ và thống nhất của các luật và văn bản dưới luật, đồng thời nâng cao tính chấp hành pháp luật của các thành phần kinh tế và trình độ dân trí trong toàn xã hội, Thực tiễn kinh tế thị trường qua nhiều thập kỷ đã có đủ cơ sở kết luận rằng: Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Không có pháp luật,

hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thị mọi hoạt động trong nền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Với vai trò đảm bảo cho việc chuyển một nền kinh tế thị trường từ tự phát, kém tổ chức chuyển sang nền kinh tế thị trường văn minh, hoàn hảo. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nhân tố pháp luật có vị trí quan trọng đối với nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ đó mới đem lại lợi ích cho cả hai phía và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

Chính sách cho vay của ngân hàng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của khách hàng và ngân hàng. Muốn vậy thì chính sách cho vay phải được xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn. Đối với các Ngân hàng Thương mại, một chính sách cho vay đúng đắn phải có thể đảm bảo được khả năng sinh lợi của hoạt động cho vay trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước.

1.3.2.2. Sức ép cạnh tranh

Cùng với quá trình hội nhập của các ngành, lĩnh vực trong nước các NHTM Việt Nam cũng đứng trước nhiều sức ép cạnh tranh rất quyết liệt; không chỉ giữa các ngân hàng trong, ngoài hệ thống với nhau, mà còn với các ngân hàng của nước ngoài do Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường.

Nhiều chuyên gia trong nước đã đề cập đến 5 rủi ro lớn đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trong đó, có vấn đề chất lượng cho vay: (1) Tuy IMF đánh giá nợ xấu của các NHTM nhà nước đến hết năm 2007 là trên 23.000 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa giải quyết xong và có nguy cơ tiếp tục phát

sinh (theo tiêu chuẩn Basel, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải đạt 8%, trong tỷ lệ này của Việt Nam mới đạt 4,5%). (2) Một loạt các dự án đầu tư lớn của Chính phủ (hầu hết là xây dựng cơ sở hạ tầng) không đảm bảo trả các khoản vay đúng hạn (đến tháng 03.2007, các công ty xây dựng nợ 04 ngân hàng thương mại quốc doanh 24.500 tỷ đồng) và vòng xoáy tổn thất nợ đọng đang dồn về các ngân hàng này. (3) Lòng tin vào các ngân hàng trong nước bị giản sút: thăm dò của Trung tâm tư vấn Việt Bid (tháng 08/2008 ) cho thấy, 50% doanh nghiệp và các 62% dân chúng được hỏi đã trả lời, họ sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền USD khi Việt Nam mở cửa thị trường tài chính.

1.3.2.3. Sự ổn định của nền kinh tế

Nền kinh tế trong nước có ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay, làm cho quá tình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được vận hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng yếu tố lạm phát, khủng hoảng, khả năng cho vay và khả năng trả nợ khống biến động lớn.

Chu kỳ phát triển nền kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động của cho vay: trong thời kỳ kinh tế trì trệ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động cho vay gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, làm cho vốn cho vay không phát huy được hiệu quả, việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thường bị vi phạm. Ngược lại, ở thời kỳ kinh tế hưng thịnh, sản xuất kinh doanh được mở rộng, nhu cầu vốn cho vay tăng, rủi ro cho vay ở mức độ thấp.

Hoạt động của ngân hàng và hoạt động cho vay nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro ít hay nhiều đều có quan hệ hữu cơ với sự phát triển của nền kinh tế lành mạnh, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp, tăng trưởng kinh tế cao, làm cho hoạt động cho vay ngân hàng có cơ sở được đảm bảo vững chắc và phát triển.

1.3.2.4. Hành vi và năng lực của khách hàng vay

Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cho vay là người gửi tiền và vay tiền của ngân hàng, là chủ thể đại diện cho bên cung về nguồn vốn huy động để cho vay, đồng thời cũng đại diện cho bên cầu về vốn vay. Với tư cách là người cung, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện. Với tư cách là người vay họ đến với ngân hàng để có được một khoản cho vay sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh với sự xác định rõ ràng vế số lượng tiền vay, thời hạn vay và lãi suất có thể chấp nhận được.

Năng lực của khách hàng cũng có tác động lớn tới chất lượng cho vay và được thể hiện qua các nội dung chủ yếu: (i) năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có được sáng tạo, khoa học để có thể thích ứng được với nền kinh tế thị trường hay không; (ii) khả năng tài chính của doanh nghiệp (vốn cố định và lưu động) có đủ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay không; (iii) phương án sản xuất kinh doanh có đủ khả năng tồn tại và phát triển trong cạnh tranh hay không; (iv) những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như thế nào? Có phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng không? thị trường tiêu thụ ra sao? sức cạnh tranh của sản phẩm như thế nào? chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ra sao?; (v) máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh có đồng bộ và hiện đại hay không....

Do vậy, khi khách hàng đến vay vốn cán bộ cho vay cẩn phải kiểm tra khách hàng về tư cách pháp nhân, thể nhân, năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh, uy tín đạo đức, khả năng tài chinh, khả năng thanh toán, khả năng tổ chức quản lý.

Tóm lại: Những vấn đề lý luận chung và cụ thể về chất lượng cho vay

của ngân hàng thương mại đã được tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng theo tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn CAMEL). Từ đó có thể áp dụng một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay và các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cụ thể đối với Chi nhánh NHTMCP Thái Nguyên.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi chủ yếu như sau:

- Cơ sở khoa học của công tác nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.

- Chất lượng của dịch vụ cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên đã thỏa mãn được nhu cầu khách hàng ở mức độ nào? Hoạt động cho vay đó có cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Hoạt động cho vay đó có cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên như thế nào?

- Cần những giải pháp, biện pháp gì để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện nay và trong tương lai?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu

* Đối với số liệu thứ cấp.

- Thu thập các số liệu liên quan đến tại chất lượng dịch vụ cho vay Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2010. Số liệu về cho vay của các NHTM khác trên địa bàn Thái

Nguyên như: Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam…

- Dữ liệu thống kê, báo cáo của Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước. - Báo cáo, số liệu do Chi nhánh Ngân hàng Công thương cung cấp: các văn bản, chính sách, quy trình, quy định, báo cáo thường niên qua các năm và các tài liệu khác của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Thông tin từ website của các ngân hàng, sách báo, tạp chí, trang tin điện tử.

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp

và gián tiếp đối với một số các tổ chức, đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp,công ty cổ phần, cá nhân tham gia vào việc vay tiền tại Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

Thu thập thông tin thông qua phỏng vấn Ban giám đốc Chi nhánh, Trưởng các bộ phận tại để có được những đánh giá, nhận xét xác đáng mang định tính về thực trạng, chất lượng cho vay vốn trên tài khoản của Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật, truy nhập và tính toán tuỳ theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007 của Microsoft.

Sử dụng phần mềm sử lý thống kê xã hội SPSS 15.0 (Statiscal Package

For Social Sciences) để xử lý thống kê và xem xét mối tương quan giữa các

chỉ tiêu nghiên cứu, kiểm định các giả thiết thống kê đối với các tiêu chỉ phân tích.

2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá

- Phương pháp phân tổ thống kê.

Được sử dụng để phân loại theo đối tượng khách hàng, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân khách hàng vay phân theo kỳ hạn các khoản tiền gửi và tiền vay…

- Phương pháp thống kê so sánh.

Khi có được các chỉ tiêu thống kê tổng hợp chạy phần mềm SPSS15 phân tích các chỉ số để xem xét có sự khác nhau về số lượng khách hàng giao

dịch giữa các NHTM, tần suất giao dịch, số tiền giao dịch, kỳ hạn, chất lượng dịch vụ khách hàng.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2008 – 2010.

Nhóm chỉ tiêu tăng trƣởng

Tăng trưởng tài sản có chịu rủi ro thông thường Tăng trưởng lợi nhuận ròng

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân: (ROA) Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu: (ROE)

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Tổng dư nợ cho vay/ Tổng tiền gửi.

Nhóm chỉ tiêu quản trị rủi ro

Vốn chủ sở hữu/ Tài sản chịu rủi ro Vốn chủ sở hữu/ Tài sản chịu rủi ro Tổng vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu tổng hợp

Mối quan hệ giữa ROE với ROA

Nghiên cứu hành vi khách hàng, nhóm học gỉa người Mỹ đã đưa ra 10 tiêu thức để đánh giá chất lượng dịch vụ theo quan điểm khách hàng. (1)độ tin cậy (reliability); (2)tinh thần trách nhiệm (responseveness); (3)năng lực phục vụ (competence); (4)khả năng tiếp cận (assess); (5)tác phong (courtesy); (6)thông tin, giao tiếp (communication); (7)sự tín nhiệm (creliability); (8)tính an toàn (security); (9)sự thấu hiểu khách hàng (understanding the customer); (10)phương tiện hữu hình (tangbles). Trên cơ sở đó, tóm tắt thành 5 nhân tố, hay còn gọi là các nhân tố “RATER”.

- Độ tin cậy (Reliability); - Sự đảm bảo (Assurance);

- Phương tiện hữu hình (Tangibles); - Sự thấu hiểu (Empathy);

- Tinh thần trách nhiệm (Responseveness).

Qua nghiên cứu thực tiễn, một số chỉ tiêu vừa có tính chất định tính vừa có tính chất định lượng đó là:

+ Quan trọng nhất là sự thảo mãn, hài lòng của khách hàng sẽ giũp làm tăng thêm khả năng đáp ứng nhu cầu của tổng dịch vụ ngân hàng cung cấp. Chất lượng dịch vụ càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng càng gắn bó với ngân hàng. Khách hàng hiện hữu sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu dịch vụ tìm đến với ngân hàng.

+ Sự hoàn hảo của dịch vụ cho vay tại NHTM được hiểu là việc giảm thiểu các sai sót trong cung cấp dịch vụ, thể hiện qua sự hoàn thiện của quy trình cung cấp dịch vụ cho vay, giảm thiểu những phàn nàn, khiếu nại, khiến kiện của khách hàng, đồng thời giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ cho vay của ngân hàng.

+ Khả năng cạnh tranh thể hiện qua thị phần về dịch cho vay vốn tại NHTM.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG THÁI NGUYÊN

3.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng TMCPCT tại Thái Nguyên

Nằm trong quá tình cơ cấu lại tổ chức bộ máy ngân hàng theo mô hình hai cấp và quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của các tổ chức cho vay tại các chi nhánh, Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên được thành lập lại theo Quyết định số 93 ngày 24/03/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Thái) và là một trong 94 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kể từ 01/04/1993. Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên đang thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng đa năng gồm:

(1) Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn (bằng VNĐ và ngoài tệ) của mọi tổ chức, cá nhân; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và các hình thức huy động khác.

(2) Cho vay và đầu tư ngắn, trung, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng và cho vay các thành phần kinh tế.

(3) Cho thuê, cầm cố, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán L/C và các dịch vụ bảo lãnh khác.

(4) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

(5) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khách như thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối...

Địa bàn hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên là tỉnh Thái Nguyên nơi có nhiều ngành nghề đang được mở rộng và

phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Công ty Gang thép Thái Nguyên... là nơi có nhiều ngành nghề truyền thống mà sản phẩm đang có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài

Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn… đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên đã là một Chi nhánh cấp I hạng II với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên mà vươn tới tỉnh Bắc Cạn mà còn đến một số huyện trong tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với tổng số cán bộ công nhân viên là 149 người (04 cán bộ trong Ban Giám đốc, 26 cán bộ Trưởng phòng và 119 cán bộ nhân viên) và 10 Phòng Ban, 4 Phòng giao dịch loại I. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảo đứng vững trong quá trình hội nhập; đến năm 2010, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên đã mở rộng mạng lưới, mô hình kinh doanh với việc thành lập thêm Phòng giao dịch Núi Voi, Phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Thái Nguyên (Trang 34 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)