KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo viên nhiên liệu (pellet) có nhiệt trị nâng cao (Trang 58 - 60)

C + O2 Æ O2 (3.14) ác bon và ôxy tạo thành cacbonmonoxid

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Kết luận:

Công nghệ xử lý nhiệt phụ phẩm nông nghiệp là công nghệ rất mới trên thế giới. Theo sự nhận định chủ quan của tác giả thông qua sự nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy hiện nay trên thế giới công nghệ này vẫn chưa được ứng dụng trong thực tiễn, tuy nhiên đã có một số chuyên gia (Giáo sư) đầu ngành về năng lượng tái tạo/năng lượng sinh khối bước đầu đã và đang quan tâm nghiên cứu, nhưng mới chỉ ở dạng quy mô phòng thí nghiệm.

Cho đến nay có thêm nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy Nông nghiệp-RIAM (Bộ Công Thương) đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Đình Tùng đã tập trung nghiên cứu và thu được thành quả bước đầu, cụ thể qua quá trình thực hiện đề tài nhóm tác giả đã hoàn thành các yêu cầu, nội dung theo như đăng ký trong thuyết minh, cụ thể các nội dung đã thực hiện được như sau:

• Đã nghiên cứu, tìm hiểu được tiềm năng sinh khối trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.

• Đã tìm hiểu nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt qua các công trình khoa học trên thế giới đã công bố dưới dạng bài báo khoa học, hoặc mô hình thí nghiệm trong Labor.

• Đã xây dựng được mô hình tính toán nhiệt trị của nhiên liệu trên máy tính, kết quả của mô hình làm cơ sở để tiến hành thực nghiệm, ngoài ra còn giúp ích cho việc khẳng định lại sự chính xác của kết quả thực nghiệm. Hơn nữa từ kết quả mô hình trên máy tính còn có thể giúp ích nhiều cho khâu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm đạt được kết quả tốt. • Đã tiến hành khảo nghiệm để khẳng định lại tính đúng đắn về nguyên lí

của thiết bị đã lựa chọn, đã thiết kế.

• Kết quả nghiên cứu đối với ba loại nguyên liệu trên khi so sánh giữa

mô hình tính toán lý thuyết cho thấy:

¾ Đối với vỏ trấu: hiệu suất tăng 13,48 - 14,89%. ¾ Đối với vỏ cà phê: hiệu suất tăng 12,07%,

Đề tài A-2012 - Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo viên nhiên liệu (pellet) có nhiệt trị nâng cao

60• Kết quả nghiên cứu đối với ba loại nguyên liệu trên khi so sánh giữa • Kết quả nghiên cứu đối với ba loại nguyên liệu trên khi so sánh giữa

kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: ¾ Đối với vỏ trấu: hiệu suất tăng 5 - 22%. ¾ Đối với vỏ cà phê: hiệu suất tăng 12,64-13,22%, ¾ Đối với mùn cưa: hiệu suất tăng 13,26%.

Từ số liệu trên cho thấy, khi qua công nghệ xử lý nhiệt thì nhiệt trị tăng lên rất đáng kể và tương đương với nhiệt trị của than đá đối với mẫu vỏ trấu số 4, hai mẫu vỏ cà phê, và mẫu mùn cưa sau.

Với kết quả nghiên cứu này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về vấn đề nâng cao hiệu quả khi sử dụng năng lượng sinh khối.

Kiến nghị:

• Tiến hành thực hiện nghiên cứu thực nghiệm cho một số loại phụ phẩm nông nghiệp khác như: lõi ngô, rơm rạ, chíp gỗ...

• Tiến hành ép viên từ nguyên liệu sau khi xử lý nhiệt để khảo sát, so sánh khả năng ép, chi phí năng lượng so với trường hợp ép viên trực tiếp không qua xử lý nhiệt.

• Thực hiện nghiên cứu về xử lý nhiệt đối với nguyên liệu dưới dạng đã ép viên để so sánh tính kinh tế giữa ép viên trước và sau khi xử lý nhiệt xem phương án nào hiệu quả hơn.

Đề tài A-2012 - Nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo viên nhiên liệu (pellet) có nhiệt trị nâng cao

61

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp để tạo viên nhiên liệu (pellet) có nhiệt trị nâng cao (Trang 58 - 60)