a. Nhiệt trị
Nhiệt trị là nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn 1 đơn vị đo lường nhiên liệu. Trong tính toán, người ta phân biệt hai loại nhiệt trị là nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
Nhiệt trị cao Qo là toàn bộ nhiệt lượng thu được, còn nhiệt trị thấp QH là nhiệt lượng thu được Qo trừ phần nhiệt lượng toả ra khi ngưng tụ hơi nước trong sản phẩm cháy. Trong tính toán thường sử dụng nhiệt trị thấp Q vì nhiệt độ khí thải thường lớn
Chương 3. Môi chất công tác
3.2.2. Tính chất hóa học của nhiên liệu lỏng
b. Tính kết cốc
Tính kết cốc phản ánh khuynh hướng kết muội than khi đốt cháy nhiên liệu. Muội than có thể gây nên mài mòn và bó kẹt xécmăng- xylanh, xupáp và đế hoặc làm kẹt tắc vòi phun.
Hàm lượng cốc trong nhiên liệu cho phép không vượt quá 0,03 ÷ 0,1% cho động cơ cao tốc và không quá 3 ÷ 4% đối với động cơ tốc độ thấp.
Chương 3. Môi chất công tác
3.2.2. Tính chất hóa học của nhiên liệu lỏng
c. Thành phần lưu huỳnh và tạp chất
Lưu huỳnh có trong nhiên liệu ở dạng tạp chất còn lại khi chưng cất dầu mỏ. Lưu huỳnh khi cháy tạo thành SO2 sẽ kết hợp với hơi nước (cũng tạo thành khi cháy nhiên liệu) tạo thành a-xít yếu H2SO3 gây ăn mòn các chi tiết và mưa a-xít. Hiện tại, các nước châu Âu giới hạn tạp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu diesel không quá 0,15%. Hiện nay, ở nước ta vẫn dùng nhiên liệu diesel có tới 1% lưu huỳnh.
Chương 3. Môi chất công tác
3.2.2. Tính chất hóa học của nhiên liệu lỏng
d. Độ axit
Độ axít của nhiên liệu được biểu thị bằng số mg hydroxyt kali KOH cần thiết để trung hoà lượng axít có trong 1 g nhiên liệu. Độ a-xít càng cao càng gây mòn các chi tiết như xécmăng- xylanh, xu-páp và đế xu-páp... và làm tăng kết muội than. Đối với nhiên liệu diesel, độ axít không được vượt quá 10mg KOH.
Chương 3. Môi chất công tác
3.2.2. Tính chất hóa học của nhiên liệu lỏng
e. Thành phần tro
Sản phẩm cháy chứa nhiều tro sẽ sinh mài mòn các chi tiết trong buồng cháy. Giới hạn đối với nhiên liệu động cơ tốc độ thấp là 0,08%, còn đối với động cơ cao tốc là 0,02%.
Chương 3. Môi chất công tác