- Điều khiển tài nguyên quy
b. Trải phổ cho kênh đồng bộ
3.3.1 Điều khiển công suất nhanh
Điều khiển công suất nhanh trong WCDMA chính là điều khiển công suất vòng trong với tốc độ 1500 lần trong một giây ở WCDMA. Dựa trên cơ sở bit điều khiển công suất thu được từ BS, MS tăng hoặc giảm công suất phát ở kênh lưu lượng đường lên để đạt được giá trị tại điểm thiết lập của
(Eb/Ib)setpoint đích. Mỗi bit điều khiển công suất này tạo ra thay đổi 1dB gần hơn
đến giá trị đích.
Trong WCDMA điều khiển công suất nhanh được hỗ trợ cả ở đường lên và đường xuống. Trong tốc độ MS thấp, điều khiển công suất nhanh có thể bù pha đinh của kênh và duy trì mức công suất thu ở giá trị tương đối cố định. Các nguyên nhân gây sai lỗi chính ở công suất thu là sự đánh giá SIR thiếu chính xác và trễ ở vòng điều khiển công suất. Việc bù pha đinh sẽ gây các đỉnh nhọn ở công suất phát. Ở tốc độ cao (100km/giờ) điều khiển công suất nhanh không theo kịp phađinh và cần có công suất cao hơn để nhận được chất lượng yêu cầu. Tăng công suất rất quan trọng trong WCDMA. Ở đường xuống dung lượng của giao diện vô tuyến được xác định trực tiếp bởi công suất cần phát vì công suất này xác định nhiễu giao thoa. Vì thế để được dung lượng cực đại cần giảm thiểu công suất phát. Ở đường xuống mức công suất thu không đổi ở MS không ảnh hưởng đến dung lượng. Ở đường lên, công suất phát quyết định nhiễu đối với các ô lân cận còn công suất thu xác định nhiễu đối với các người sử dụng khác ở cùng ô. Việc tăng công suất có sự kết hợp với phân tập sẽ làm mức tăng công suất thấp hơn so với mức tăng công suất không có phân tập.
Thao tác điều khiển công suất nhanh có hai trường hợp: khai thác với chuyển giao mềm và với chế độ nén kết hợp với đo chuyển giao. Chuyển giao mềm liên quan đến vấn đề nhiều trạm BS phát lệnh điều khiển duy trì kết nối đến một đầu cuối, trong khi đó với chế độ nén định kỳ các giai đoạn trong dòng lệnh được cung cấp cho đầu cuối.
Trong chuyển giao mềm vấn đề chính với đầu cuối là phản ứng với nhiều lệnh điểu khiển công suất từ nhiều nguồn. Điều này được giải quyết bằng qui định khai thác sao cho đầu cuối không chỉ kết hợp các lệnh mà còn xét đến cả tính tin cậy của từng quyết định lệnh để quyết định tăng hay giảm công suất.
Trường hợp chế độ nén, điều khiển công suất sử dụng kích cỡ bước dài hơn cho chu kỳ ngắn sau khâu nén. Điều này cho phép nhanh chóng hiệu chỉnh giá trị sau gián đoạn trong dòng lệnh nhanh hơn. Sự cần thiết của phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường và không liên quan đến thiết bị của người sử dụng UE (User Equipment) tốc độ thấp hay độ dài khoảng gián đoạn truyền dẫn ngắn.
Trong phần này ta sẽ xét điều khiển công suất nhanh trong chuyển giao mềm.
Điều khiển công suất nhanh trong chuyển giao mềm có hai vấn đề: trôi công suất của BS và giải các lệnh điều khiển công suất đường lên ở MS tin cậy.
Hình 3-12. Điều khiển công suất nhanh ở chuyển giao mềm.
Trôi công suất:
MS phát lệnh điều khiển công suất đường xuống: các trạm gôc trong tập tích cực thu lệnh này. Các BS giải lệnh độc lập với nhau, vì không thể giải lệnh kết hợp ở RNC do trễ quá lớn và báo hiệu quá nhiều trong mạng. Do lỗi báo hiệu nên các BS có thể giải lệnh điều khiển công suất theo các cách khác nhau nên có thể một hạ thấp công suất phát của mình trong khi BS khác lại tăng công suất phát. Điều này dẫn đến các công suất phát bắt đầu trôi và hiện tượng này được gọi là trôi công suất. Trôi công suất chỉ có thể xảy ra khi có điều khiển công suất nhanh đường xuống.
Trôi công suất là hiện tượng không mong muốn vì nó làm giảm hiệu năng chuyển giao mềm. Trôi công suất có thẻ được điều khiển bởi RNC. Phương pháp đơn giản nhất là thiết lập các giới hạn chặt chẽ đối với các giải động của điều khiển công suất. Ngoài ra cũng có thể giảm trôi công suất bằng
BS1
BS2
MSRNC RNC
điều khiển công suất trôi
Trôi công suất
Cả hai BS
giải lệnh điều khiển công suất từ MS điều chỉnh công suất phát đường xuống
kiểm tra độ tin cậy
MS
Kiểm tra độ tin cậy của lệnh điều khiển công suất đường lên Điều chỉnh công suất đường lên
suất phát của các kết nối chuyển giao mềm. Các mức này được trung bình hoá trên một số lệnh điều khiển công suất. Trên cơ sở các kết quả đo này RNC có thể phát giá trị tham chuẩn cho các công suất phát đến các BS. Các trạm BS chuyển giao mềm sử dụng các giá trị tham khảo này để điều khiển công suất của chúng cho kết nối và giảm trôi công suất.
Độ tin cậy ở các lệnh điều khiển công suất
Tất cả các BS trong tập tích cực đều phát lệnh điều khiển công suất độc lập đến MS để MS điều chỉnh công suất phát đường lên. Tất nhiên chỉ cần một trong số các BS ở tập tích cực nhận được tín hiệu đường lên đúng là đủ. Vì thế một MS có thể giảm công suất nếu một trong số các BS phát lệnh điều khiển giảm công suất. Độ tin cậy của các bit điều khiển công suất không được như độ tin cậy của các bit số liệu vì cùng một luồng số liệu được phát đi từ các BS của chuyển giao mềm nhưng không đúng đối với các bít điều khiển công suất vì chúng chứa các thông tin khác nhau từ các BS. Do đó một ngưỡng được sử dụng ở MS để kiểm tra độ tin cậy của các lệnh điều khiển công suất.