- Điều khiển tài nguyên quy
b. Trải phổ cho kênh đồng bộ
3.3 ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT WCDMA
Điều khiển công suất nhanh và nghiêm ngặt là nét quan trọng nhất ở các hệ thống thông tin di động CDMA nhất là ở đường lên để tránh hiệu ứng xa gần làm giảm dung lượng hệ thống. Hiệu ứng xa gần xảy ra khi 2 MS làm việc ở cùng một tần số nhưng sử dụng các mã trải phổ khác nhau ở BS. Giả sử khi không có điều khiển công suất thì 2 MS phát cùng một công suất P. Nếu 2 MS cùng ở khoảng cách d so với trạm gốc thì công suất phát Pt1=Pt2 và tổn hao đường truyền là như nhau. Công suất thu được tại BS là như nhau Pr1=Pr2. Lúc này đối với MS1 thì Pr2 là nhiễu.
Giả sử lúc này MS2 tiến lại gần trạm gốc ở cự ly d/2. Khi đó công suất thu Pr2=16Pr1 (do tổn hao đường truyền thường theo luật mũ 4 của khoảng cách). Do vậy mức nhiễu tăng lên, tức Pr1/Pr2=1/16. Lúc này Pr2 có thể thay bằng 16 nguồn nhiễu là 16 MS ở cùng cự ly d. Giả sử Pr1/Pr2=1/16 là mức ngưỡng tỷ số tín/nhiễu còn cho phép thu được tốt. Khi đó lẽ ra có 17 người sử dụng ở cùng khoảng cách d cùng có thể công tác thì chỉ còn 2 người có thể công tác đồng thời với một người ở cự ly d và một người ở cự ly d/2. Tức hiệu ứng gâng xa làm giảm dung lượng của hệ thống. Vì vậy để tăng dung lượng của hệ thống thì cần điều khiển công suất sao cho Pri=Prj với mọi i,j.
−Điều khiển công suất vòng hở.
−Điều khiển công suất nhanh vòng kín bao gồm điều khiển công suất vòng trong và điều khiển công suất vòng ngoài.
Điều khiển công suất vòng hở được thực hiện đánh giá gần đúng công suất đường xuống của tín hiệu kênh hoa tiêu dựa trên tổn hao đường truyền của tín hiệu này. Trong hệ thống CDMA người ta sử dụng phương pháp này kết hợp với điều khiển công suất vòng kín còn ở hệ thống WCDMA phương pháp điều khiển này chỉ được sử dụng để thiết lập công suất gần đúng khi truy cập mạng lần đầu.
Trong phương pháp điều khiển nhanh vòng kín, BS thường xuyên đánh giá tỉ số tín hiệu trên can nhiễu thu được (SIR: Signal to Interference Ratio) và so sánh nó với tỉ số SIR ở điểm đặt (SIRsetpoin). Nếu SIR cao hơn SIRsetpoin
thì BS ra lệnh cho MS hạ thấp công suất, trái lại nó ra lệnh cho MS tăng công suất. Chu kỳ đo-lệnh-phản ứng như vậy được thực hiện 1500 lần trong một giây (1,5kHz) ở WCDMA. Kỹ thuật điều khiển công suất như vậy được gọi là vòng trong.
Điều khiển công suất vòng ngoài thực hiện điều chỉnh giá trị SIRsetpoin ở BS cho phù hợp với yêu cầu của từng đường truyền để đạt được chất lượng các đường truyền vô tuyến như nhau. Chất lượng các đường truyền vô tuyến thường được đánh giá bằng tỉ số bit lỗi (BER: Bit Error Rate) hoặc tỉ số lỗi khung (FER: Frame Error Rate).
Để thực hiện điều khiển công suất vòng ngoài, mỗi khung số liệu của người sử dụng được gắn chỉ thị chất lượng khung là CRC. Việc kiểm tra chỉ thị chất lượng này sẽ thông báo cho RNC về việc giảm chất lượng và RNC sẽ lệnh cho BS tăng SIRsetpoin. Lý do đặt điều khiển vòng ngoài ở RNC vì chức năng này thực hiện sau khi kết hợp các tín hiệu ở chuyển giao mềm.