Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế (Trang 38 - 40)

Bảng 2.6: Chỉ số FCD/M2 từ năm 1995 đến 2012 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 M2 52710 64678 81558 102416 142646 222882 279781 329150 411232 Foreign asset 10851 14249 20996 31204 61613 95692 117615 117418 131402 FCD/M2 20,59% 22,03% 25,74% 30,47% 43,19% 42,93% 42,04% 35,67% 31,95% Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 M2 532346 690652 922672 1348244 1622130 2092447 2789184 3125960 3519375 Foreign asset 145910 191077 287925 410414 428929 312264 266567 300823 528634 FCD/M2 27,41% 27,67% 31,21% 30,44% 26,44% 14,92% 9,56% 9,62% 15,02%

(Nguồn: www.adb.org – Ngân hàng phát triển Châu Á) Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam những năm gần đây diễn biến rất phức tạp. Sau khi Liên Xô tan dã năm 1991, Việt Nam phải hoàn toàn tự lực cánh sinh. Lúc này, các quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh và mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, các hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng trở lên sôi động hơn. Các nguồn cung, cầu ngoại tệ ngày càng phong phú, ngoại tệ được sử dụng phổ biến trong dân cư. Đến năm 1992, tình trạng Đô la hóa đã tăng lên mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng Đô la Mỹ.

Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam và đã bước đầu thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 22% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng Việt Nam giảm giá trị và Việt Nam tiếp tục chịu sức ép của tình trạng Đô la hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 42,06%, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi trong những năm sau đó; giao động từ 22% đến 26%, năm 2010 là 9,56%. Tuy nhiên số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng tăng lên, năm 1995 là 1,5 tỷ USD, năm 2005 đạt 8 tỷ USD, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO con số này đã tăng lên nhiều lần. Chỉ tính riêng số Kiều hối hàng năm cũng đạt trung bình từ 8 – 10 tỷ USD. Đến cuối quý I năm 2011, tổng số tiền gửi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt gần 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo IMF, Bộ Tài chính thì tỷ lệ ngoại tệ gửi vào hệ thống ngân hàng như hiện nay ở Việt Nam là có thể chấp nhận được. Nhưng đó mới chỉ là ngoại tệ trong ngân hàng còn một lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi trong dân cư, ẩn chứa những nguy cơ mất kiểm soát, ngoại tệ có thể tham gia sâu rộng vào các chức năng của nội tệ.Các hoạt động kinh tế ngầm trong nước, hoạt động buôn lậu qua biên giới, trên biển vẫn đang diễn ra hàng ngày, trong sự kiểm soát Đô la hoá còn lỏng lẻo và

thiếu thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước, các thành phần kinh tế đã trực tiếp sử dụng một lượng lớn USD để trao đổi với nhau bởi sự gọn nhẹ và tính chuyển đổi tự do của USD sang các đồng tiền khác. Vì vậy, lượng ngoại tệ mà các đối tượng này sử dụng là rất lớn, chủ yếu dưới dạng tiền mặt rất khó thống kê và kiểm soát chặt chẽ được.

Trong những năm trước, ở Việt Nam việc yết giá các mặt hàng bằng USD diễn ra công khai như ô tô, nhà cửa, các sản phẩm công nghệ thông tin, quần áo và những sản phẩm cao cấp khác ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, một số đã trả lương nhân viên bằng USD; chi phí khách sạn và các dịch vụ dành cho khách du lịch nước ngoài phần lớn thanh toán bằng USD. Các giao dịch này diễn ra khá tự do trên thị trường và ngày càng phổ biến, nhất là ở các thành phố lớn của Việt Nam đã hình thành các “chợ đen giao dịch Đô la”, “ phố Tây ba lô”. Vì vậy, nhiều người dân có xu hướng nắm giữ ngoại tệ trong nhà, không gửi vào ngân hàng bởi họ vẫn có thể thực hiện các chức năng tiền tệ như nội tệ.

Song song với tình trạng Đô la hóa là sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với ngoại tệ nói chung và USD nói riêng ngày càng tăng, thể hiện ở tỷ giá VND/USD ngày càng cao hơn (năm 1996, tỷ giá này là khoảng 11.000 đồng; năm 2000 là khoảng 14.000 đồng; năm 2005 khoảng 15.500 đồng; năm 2006 khoảng 16.000 đồng… đến đầu năm 2011 là 20.000 đồng, và đến này là 21.000 đồng). Khi người dân sử dụng những đồng tiền khác thay vì đồng bản tệ để tiết kiệm, lãi suất huy động đồng bản tệ của các ngân hàng thương mại buộc phải duy trì ở mức cao, dẫn đến lãi suất huy động vốn của các doanh nghiệp cũng phải cao tương ứng. Chẳng hạn, trong khi hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới vẫn còn đang rất khó khăn, thì lãi suất cơ bản của Việt Nam được thiết lập ở mức 8%, so sánh với mức lãi suất "benchmark" của hai nước láng giềng Thái Lan là 1,25% và Malaysia là 2%. Với mức lãi suất cao như vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các quốc gia mà lãi suất huy động thấp.

Thiệt hại cũng đến với cả người dân khi phải sử dụng phương tiện khác như ngoại tệ mạnh hoặc vàng để tiết kiệm. Lãi suất của những phương tiện này đều thấp. Hơn nữa, người dân lại còn phải trả các chi phí chuyển đổi khi phải chuyển qua lại giữa VND với các phương tiện dự trữ giá trị đó.Tình trạng đó là do cả cung và cầu về ngoại tệ mạnh nói chung, USD nói riêng ở Việt Nam cùng tăng lên theo thời gian, trong đó cầu tăng nhanh hơn cung. Do các nhu cầu giao dịch với nước ngoài tăng nhanh như: các hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu lao động, du học, du lịch, người nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước.

Trước tình hình, những ảnh hưởng tiêu cực của Đô la hóa đến nền kinh tế ngày càng rõ rệt, có nguy cơ lấn át đồng nội tệ và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều hành

chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp thực hiện chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt, linh hoạt và thận trọng, điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường, kiểm soát chặt chẽ kinh doanh vàng… Triển khai nghị quyết này, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm chống Đô la hóa trong giai đoạn hiện nay.

Trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là tự do hóa tài chính với tốc độ nhanh như vũ bão hiện nay, tình trạng Đô la hóa là không thể tránh khỏi đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, Đô la hóa có tác động hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Trong đó, những ảnh hưởng tiêu cực là rất rõ và là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tài chính, khủng hoảng tài chính ở các mức độ khác nhau. Do đó tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích của từng quốc giá trong từng giai đoạn cụ thể để cân nhắc điều chỉnh mức độ Đô la hóa sao cho tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế (Trang 38 - 40)