Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính khu vực đến trước khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế (Trang 33 - 38)

thế giới (từ 1998 đến 2007)

Giai đoạn này em xin được chia thành 2 phần nhỏ để phù hợp với tính chất khác nhau của từng thời kỳ

2.2.3.1. Giai đoạn từ năm 1998 đến 2001

Tình hình kinh tế

Đây là thời gian mà nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế khu vực. Do khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, mức tăng GDP của Việt Nam giảm mạnh, trung bình chỉ còn 6%/năm. Năm 1998, lạm phát lên đến 9,2% (so với mức 3,6% năm 1997), sau đó rơi vào giảm phát mà thấp nhất vào năm 2000 (- 0,6%) (số liệu của tổng cục thông kê). Trong giai đoạn này, tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng biến động với mức độ lớn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) suy giảm mạnh và vay nợ nước ngoài gặp khó khăn.

Trước tình hình đó, để khôi phục nến kinh tế nền kinh tế, Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp tích cực như đẩy mạnh tự do hoá thương mại, cải tổ chính sách thuế, ban hành các Luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại. Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời thực hiện việc đổi mới, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước,

hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh sau khi ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Hệ thống ngân hàng tiếp tục được củng cố sau khi ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các Tổ chức tín dụng. Tiến hành việc sắp xếp, cơ cấu lại các NHTM cổ phần và chuẩn bị các phương án củng cố NHTM Nhà nước. Hình thành thị trường chứng khoán với quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.

Mức độ Đô la hóa

Bảng 2.3: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001

ĐVT: %

Năm 1998 1999 2000 2001

FCD/M2 30,47 43,19 42,93 42,04

(Nguồn: www.adb.org – Ngân hàng phát triển Châu Á)

Sau một thời gian giữ ổn định ở mức tương đối thấp khoảng dưới 30%, trong những năm 1993-1997 tỷ lệ FCD/M2 lại có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn này và đến năm 2000 - 2001 đã tăng cao trở lại đến gần 45% mức tăng này đã tăng mạnh trong năm 1998 đạt giá trị là 30,47% và năm 1999 đạt 43,19%, tuy nhiên trong những năm 2000 và 2001 tốc độ của tỷ lệ FCD/M2 đã có dấu hiệu giảm nhẹ. Nguyên nhân là trong suốt một thời gian dài, kinh tế Mỹ tăng trưởng cao và ổn định làm cho đồng USD hấp dẫn hơn các ngoại tệ khác. Mặt khác, các chính sách mới ban hành đã tạo sự tin tưởng của người dân, thu hút được một lượng lớn ngoại tệ từ thị trường tự do vào hệ thống ngân hàng. Tâm lý Đô la hóa trong giai đoạn này cũng một phần do tác động của khủng hoảng và kỳ vọng của thị trường do sự sụt giảm giá trị của VNĐ, cũng có thể thấy đây chính là khoảng thời gian nước ta cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bắt nguồn từ Thái Lan, từ đó đã làm giá trị của tiền đồng suy giảm so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là Đô la mỹ, do thời điểm này nền kinh tế mỹ vẫn đang phát triển và ổn định.

Tuy nhiên, mức độ Đô la hóa của nước ta trong gia đoạn này đã được kiểm soát vào những năm 2000 và 2001 khi mà tỷ lệ FCD/M2 không tăng thêm mà đã giảm nhẹ. Nguyên nhân là do đây là thời điểm mà VNĐ đã khôi phục được giá trị so với các ngoại tệ khác tuy không bằng so với thời điểm trước năm 1997 nhưng đây có thể thấy là sự cố gắng trong điều tiết nền kinh tế của chính phủ nước ta.

2.2.3.2. Từ năm 2002 đến năm 2007

Tình hình kinh tế

Kinh tế phục hồi và bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ trên 7%/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt gần 30 tỷ USD vào năm 2004. Đầu tư và vay nợ nước ngoài cũng tăng mạnh do sự nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, lạm phát đột ngột tăng cao trở lại với mức 9,5% năm 2004

do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thiên tai, dịch cúm gia cầm và giá nguyên, nhiên liệu trên thế giới tăng.

Đây là thời kỳ Nhà nước đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, Luật Cạnh tranh, xây dựng Luật Đầu tư chung để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO.

Mức độ Đô la hóa

Bảng 2.4: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001

ĐVT: %

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

FCD/M2 35,67 31,95 27,41 27,67 31,21 30,44

(Nguồn: www.adb.org – Ngân hàng phát triển Châu Á)

Tỷ lệ FCD/M2 liên tục giảm trong những năm từ 2002 đến 2005, đến năm 2003 còn 31,95% so với 35,67% của năm 2002 thì đã là một mức giảm lớn, đặc biệt trong 2 năm tiếp theo chỉ duy trì ở mức 27,41% năm 2004 và 27,67% năm 2005. Thanh toán và kinh doanh ngoại tệ vẫn tiếp tục phát triển. Theo kết quả khảo sát năm 2002 của Đề tài nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng, hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do có quy mô từ 4 - 6 tỷ USD/năm, tương đương 1/3 kim ngạch nhập khẩu năm đó; theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, số ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường tự do ước khoảng 5 tỷ USD. Đô la hóa trong niêm yết, định giá bằng ngoại tệ còn phổ biến và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng chấn chỉnh hiện tượng này.

Tỷ lệ FCD/M2 đã có dấu hiệu thay đổi rõ rệt trong năm 2006 và 2007 khi tăng lên trên 30% khi đạt giá trị 31,21% trong năm 2006 và 2007 là 30,44%. Nguyên nhân của việc tỷ lệ này tăng là do giá trị của tiền đồng có tốc độ tăng thấp hơn so với giá trị của đồng Đô la, do tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian này là rất lớn, niềm tin của các nhà đầu tư trên thế giới là tập trung đầu tư vào đồng Đô la, tâm lý đó đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý người dân Việt Nam khi người dân đã sử dụng đồng dô la để thanh toán, đây cũng là thời điểm bùng nổ việc niêm yết giá các sản phẩm, dịch vụ bằng Đô la và chấp nhân thanh toán bằng đồng Đô la cho các giao dịch lớn.

Vì vậy, có thể thấy giai đoạn năm 2002 đến năm 2007 đã có sự biến chuyển, tỷ lệ FCD/M2 đã có sự tăng giảm trong giai đoạn này mà chủ yếu là phụ thuộc vào nền kinh tế của nước Mỹ.

2.2.3.3. Giai đoạn bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay (từ 2008 đến 2013)

Tình hình kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền kinh tế Mỹ bị khủng hoảng kéo theo sự suy thoái toàn cầu trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng phần nào. Tăng trưởng GDP trong nước tăng trưởng chậm lại chậm lại, năm 2007 là 8,46%, năm 2008 là 6,31 %, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78% năm 2011 chỉ tăng 5,9%, năm 2012 là 5,03% và năm 2013 là 5,4% trong khi đó lạm phát leo thang (năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 19,89%, năm 2009 chỉ số lạm phát là 6,52%, năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,13%, năm 2012 là 6,81 và trong năm 2013 là 6,04%) (Nguồn Tổng cục thống kê). Chính phủ cùng các bộ đã thống nhất đưa ra các gói cứu trợ nhằm phục hồi nền kinh tế cho nên nền kinh tế Việt Nam đang dần dần khôi phục tăng trưởng.

Nhà nước bắt đầu đưa ra các quy định để thắt chặt tình hình sử dụng ngoại tệ trong giao dịch ở Việt Nam, các đầu lậu buôn bán ngoại tệ trước kia nay không được phép trao đổi ngoại tệ nữa, các sản phẩm dịch vụ cung cấp phải được niêm yết bằng Việt Nam đồng mà không được phép niêm yết bằng đồng tiền của quốc gia khác.

Mức độ Đô la hóa

Bảng 2.5: Số liệu thống kê tỷ lệ FCD/M2 giai đoạn 1998 đến 2001

ĐVT: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013

FCD/M2 26,44 14,92 9,56 9,62 15,02 16,22

(Nguồn: www.adb.org – Ngân hàng phát triển Châu Á)

Do cuộc suy thoái toàn cầu mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, đồng Đô la Mỹ nhanh chóng trở nên yếu nhưng theo báo cáo của mình, ADP cho biết từ những năm qua, mức độ Đô la hóa của Việt Nam vẫn là khá cao, luôn năm giao động quanh mốc 15% (đây là 1 tỷ lệ khá cao trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%). Từ tháng 11/2009, tiền đồng đã giảm giá 4 lần đã làm mất niềm tin của người dân và đẩy nhanh quá trình Đô la hóa.

Những năm qua lượng tiền mặt tuyệt đối bằng USD tại các Ngân hàng đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, 1 hệ thống bị Đô la hoá mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Dễ nhận biết nhất là tại các trang wed, các cửa hàng bán đồ nhập khẩu đều thể hiện đồng thời 2 loại hình thanh toán bằng đô và tiền đồng Việt Nam. Mọi thanh toán đều thông qua USD. Nếu khách hàng trả bằng

tiền đồng thì sẽ được quy đổi theo tỷ giá mà cửa hàng niêm yết trước. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do hầu hết các cửa hàng nhập khẩu đều theo USD để tránh bị lỗ khi tiền đồng bị suy yếu.

Trong những năm gần đây, NHNN đã ra quyết định về việc các ngân hàng chỉ được áp dụng lãi suất huy động USD đối với các nhân không vượt quá 3%/năm, đối với doanh nghiệp là không quá 1%/năm, theo phản ánh của nhiều ngân hàng, người dân đang rục rịch chuyển sang gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là một chủ trương có lợi cho các thành phần kinh tế bởi lẽ, với việc lãi suất huy động USD giảm hẳn gần nửa so với trước đó sẽ khiến cho người dân không còn mặn mà găm giữ USD để gửi ngân hàng mà thay vào đó, sẽ chuyển sang gửi tiền đồng Việt Nam. Xu hướng đó sẽ làm nguồn cung tiền đồng tăng lên, khi đó thanh khoản Việt Nam đồng sẽ được cải thiện. Tình trạng Đô la hóa đang dần được đẩy lùi theo chủ trương của Chính phủ và các hành động của NHNN.

Có thể thấy rõ mức giảm của tỷ số FCD/M2 đã ngay lập tức giảm xuống dưới 10% trong năm 2010 và 2011. Đây chính là những năm bản lề bắt đầu các chính sách thắt chặt việc sử dụng đồng Đô la trong giao dịch thanh toán, một số vụ việc giao dịch bằng ngoại tệ không thông qua các tổ chức tín dụng đã bị bắt và thu giữ tang vật. Từ đó đã làm giảm tâm lý dự trữ ngoại tệ của người Việt Nam, hơn nữa lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng của các tổ chức tín dụng trong thời gian này cũng liên tục tăng cao (lên đến 18%/năm), trong khi đó thì lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tìn dụng do chịu sự quản lý của nhà nước đã buộc phải giữ ở mức thấp.

Tuy nhiên, đến năm 2012, tỷ lệ FCD/M2 của nước ta lại tăng lên và đạt giá trị 15,02% và ổn định là 16,22% trong năm 2013, nguyên nhân là do các chính sách thắt chặt trong việc sử dụng ngoại tệ trong các năm trước đã phát huy tác động, tuy nhiên các ngân hàng lại bị thiếu ngoại tệ trong giao dịch quốc tế, vì vậy để có thể huy động được nguồn ngoại tệ trong dân thì các ngân hàng đã nâng cao lãi suất ngoại tệ nói chung lên mức cao nhất có thể nhằm huy động lượng ngoại tệ trong dân, từ đó đã làm cho giá trị tiền gửi bằng ngoại tệ tăng cao và kéo theo tỷ số FCD/M2 tăng theo.

Một phần của tài liệu thực trạng đô la hóa hiện nay ở việt nam và các giải pháp của nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của đô la hóa với nền kinh tế (Trang 33 - 38)