Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chất lượng dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng Agribank – Đắk Lắk (Trang 101 - 104)

Một là, do chi nhánh chưa có chiến lược phát triển dịch vụ. Theo qui chế hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk hoàn toàn phải căn cứ vào chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Chi nhánh không được chủ động quyết định phát triển dịch vụ nào đó khi chưa có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc. Do vậy, chi nhánh gần như rơi vào tình trạng thụ động. Việc cung cấp dịch vụ của chi nhánh chỉ mang tính chất "duy trì" hơn là "phát triển" đa dạng hoá và chuyên sâu. Tuy nhiên, trong phạm vi quyền hạn của mình chi nhánh cũng chưa thực sự tích cực trong việc mở rộng đối tượng khách hàng, tìm ra các dịch vụ phục vụ cho đối tượng đó.

Hai là, chi nhánh chưa phát triển tối đa công nghệ ngân hàng. NHNo&PTNT Việt Nam nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk nói riêng được coi là ngân hàng đi sau và còn khá dè dặt trong phát triển công nghệ ngân hàng. Hơn nữa việc phát triển công nghệ của chi nhánh lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự phê duyệt của NHNo&PTNT Việt Nam cả về chủ trương đường lối và nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên,nguồn vốn này rất ít, không đủ để đảm bảo cho phát triển công nghệ. Hàng năm chi nhánh chỉ có thể sử dụng lượng vốn này nhằm thay thế các thiết bị nhỏ cần thiết.

Ba là, việc ứng dụng ngoại ngữ, tin học vào công việc còn rất nhiều hạn chế do thiếu môi trường tiếp xúc và không ít trường hợp có trình độ thực tế thấp hơn bằng cấp. Nhiều cán bộ mới chỉ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, không được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về thị trường, nhiều việc làm còn mang nặng kinh nghiệm của cơ chế cũ, nhân viên ngân hàng trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm nghiệp vụ mới bằng tiếng Anh, vì thế trong quá trình lập tài khoản cho khách hàng đã để xảy ra những sai sót đáng tiếc. Thêm vào đó, không phải khách hàng nào cũng thông thạo ngoại ngữ và kiên trì với giao diện bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng dịch vụ từ phía ngân hàng cung cấp.

Bốn là, trong thời gian qua chi nhánh sử dụng công cụ quảng cáo khuyếch trương chủ yếu nhằm nâng cao "tiếng tăm của ngân hàng" trong các hoạt động nhân

đạo, từ thiện, hoạt động thể thao, bóng đá, cầu lông … chứ chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng trong sử dụng dịch vụ. Do vậy hình ảnh của ngân hàng vẫn còn mờ nhạt trong lòng khách hàng. Các hình thức quảng cáo còn đơn điệu, không phong phú và chưa tận dụng được đội ngũ cán bộ lớn trong việc tham gia quảng cáo các dịch vụ ngân hàng.

Năm là, quản lý nhà nước vẫn mang tính quản lý hành chính can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh trên thị trường, không mang tính chất quản lý vĩ mô, định hướng thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị trường để điều chỉnh thị trường hoạt động theo khuôn khổ pháp luật, phục vụ mục đích quản lý vĩ mô chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước chưa gọn nhẹ, các thủ tục hành chính gây cản trở cho hoạt động thị trường dịch vụ tài chính.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN TẠI

AGRIBANK ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng Agribank – Đắk Lắk (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w