0
Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – ĐẮK LẮK (Trang 100 -101 )

Mặc dù đã có khá nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới được chi nhánh đưa vào kinh doanh. Song phần lớn chi nhánh chỉ tập trung vào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính tiện ích chưa cao. Do đó mà các sản phẩm dịch vụ thanh toán mà khách hàng sử dụng không đa dạng, khách hàng vẫn chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về chúng (hiểu biết về nội dung dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, lợi ích khi sử dụng dịch vụ ,…) để có thể sử dụng một cách hiệu quả.

Hệ thống đường truyền vẫn xảy ra tình trạng nghẽn mạch dẫn đến website hoạt động không thông suốt, vì vậy khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng khi có một

đôi lần không truy cập được vào trang web của ngân hàng, hoặc phải mất một khoảng thời gian nhất định mới truy cập được

Nguồn nhân lực kỹ thuật còn hạn chế, chưa việt hóa các giao dịch trực tuyến, những tích hợp và chia sẻ thông tin, gây khó khăn khi triển khai thực tế từ phía ngân hàng tới người sử dụng. Đội ngũ cán bộ của chi nhánh chưa có tính chuyên nghiệp, kiến thức về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn rất thấp. Công tác đào tạo cán bộ mới dừng ở mức độ phục vụ cho yêu cầu trước mắt.

Hạn chế về năng lực marketing ngân hàng. Trong thời gian qua chi nhánh sử dụng công cụ quảng cáo khuyếch trương chủ yếu nhằm nâng cao "tiếng tăm của ngân hàng" trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động thể thao, bóng đá, cầu lông … chứ chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng trong sử dụng dịch vụ. Do vậy hình ảnh của ngân hàng vẫn còn mờ nhạt trong lòng khách hàng. Các hình thức quảng cáo còn đơn điệu, không phong phú và chưa tận dụng được đội ngũ cán bộ lớn trong việc tham gia quảng cáo các dịch vụ ngân hàng.

Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế, thiếu cơ sở pháp lý cho việc cung cấp dịch vụ mới và chưa phù hợp với sự thay đổi của thị trường dịch vụ ngân hàng đang được tự do hóa. Bên cạnh đó, chưa có các chính sách quản lý rủi ro riêng và cũng chưa có một bộ phận nào nghiên cứu đưa ra các chính sách quản lý, phòng chống rủi ro. Cách thức quản lý phòng ngừa rủi ro được thực hiện một cách tự phát, nhiều khi dựa vào phán đoán, cảm tính của từng cán bộ nghiệp vụ. Đó là chưa kể đến các cán bộ có trình độ nghiệp vụ yếu kém, chưa lường hết được rủi ro nên thường rơi vào hai thái cực, hoặc là lúng túng không dám làm hoặc là làm liều và gây ra rủi ro cho ngân hàng.

* Tóm lại, tất cả những hạn chế trong phát triển các dịch vụ nói trên đã làm giảm đi khả năng thu hút khách hàng, khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thì chi nhánh khó có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như ngày nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK – ĐẮK LẮK (Trang 100 -101 )

×