Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 74 - 77)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

2.1Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật

2. Những giải pháp chung

2.1Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật

Nhìn chung trên phạm vi cả nước, tình hình khiếu kiện về đất đai đã được giải quyết khá nhiều. Song mới chỉ mang tính tình thế, số vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn ngày càng tăng, trong khi đó số vụ còn tồn tại đang được giải quyết hoặc chưa được giải quyết còn khá lớn. Do điều kiện lịch sử mỗi thời kỳ khác nhau nên rất khó giải quyết dứt điểm các khiếu kiện này, người khiếu kiện lại tiếp khiếu liên tục kéo dài gay gắt, gốc của vấn đề từ chính sách, pháp luật về đất đai đến cuộc sống còn nhiều điểm chưa phù hợp, hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu và yếu. Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu để honà thiện hơn nữa hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, nghiên cứu để có giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện về đất đai. Sau đây là một số giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu đó:

- Cần dà soát, phát hiện sơ hở, mâu thuẫn, chồng chéo của chế độ chính sách đất đai có liên quan đến việc phát sinh đơn khiéu tố hoặc giải quyết khiếu tố về đất đai và đề xuất giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhược điểm đó.

- Tiếp tục xem xét, hoàn thiện dự án Luật Thanh tra để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2004. Đồng thời xác định rõ vai trò, chức năng, thẩm quyền của cơ quan thanh tra các cấp đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Không ngừng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua đó góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Đồng thời làm cơ sở để các cấp, các ngành xem xét giải quyết các khiếu kiện của công dân về đất đai.

- Quán triệt quan điểm trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Chỉ thị 09 của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng: một vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết ở hai cấp hành chính, thứ nhất là cơ quan giải quyết lần đầu, trường hợp còn khiéu kiện tiếp thì cơ quanhành chính cấp trên giải quyết lần tiếp theo. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì khởi kiện tại toà án. Theo hướng sửa đổi, bổ sung như vậy vừa đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong quá trình điều hành quản lý, phòng ngừa phát sinh khiếu nại; đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của cấp trên đối với việc giải quyết khiếu nại của cấp dưới. Mặt

khác, tạo cơ hội để người khiếu nại thực hiện quyền khởi kiện tại toà án. Theo hướng này sẽ phát huy được vai trò và ưu thế của toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thể hiện được tính dân chủ, công khai, công bằng trong giải quyết khiếu kiện. Việc giải quyết khiếu nại qua hai cấp sẽ giảm bớt được tầng nấc giải quyết khiếu nại hiện nay. Như vậy, trên thực tế không còn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng góp phần giải quyết nhanh chóng có hiệu quả các khiêuý kiện, đồng thời tạo điều kiện để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào làm tốt chức năng quản lý Nhà nước, thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra phòng ngừu phát sinh khiếu nại.

- Một số kiến nghị về điều chỉnh Luật khiếu nại, tố cáo:

+ Khoản 5, Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo quy định các trường hợp không được thụ lý để giải quyết. Trong thực tế có rất nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của cấp tỉnh nhưng nhân dân vẫn gửi đơn lên Trung ương, Trung ương lại có văn bản về địa phương yêu cầu xem xét. Như vậy gây tâm lý thiếu tin tưởng ở cấp chính quyền địa phương. Đề nghị Trung ương xem xét nếu đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì không chuyển về địa phương, như thế mới tránh được đơn thư gửi vượt cấp.

+ Về thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng được quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định 67 chưa phù hợp với đặc thù giải quyết khiếu tố về đất đai. Vậy đề nghị nên quy định về thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng; nếu quy định thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết dình giải quyết cuối cùng theo chức năng quản lý Nhà nước thì cần nghiên cứu, đề xuất quy định về thời hiệu sao cho phù hợp với tình hình giải quyết khiếu tố hiện nay.

Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà vẫn chưa được giải quyết thì người khiếu nại khởi kiẹn ra toà án có thẩm quyền với mục đích nhằm nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, hạn chế đơn gửi vượt cấp lên trên, hạn chế tình trạng cấp trên làm thay cho cấp dưới.

+ Về thời hạn giải quyết khiếu tố: Cần nghiên cứu có hệ thống mối quan hệ giữa các yếu tố, tính phức tạp của vụ việc, địa bàn giải quyết, lực lượng cán bộ thanh tra. Từ đó đề xuất thời gian giải quyết khiếu tố sao cho việc thực hiện các quy định có tính khả thi, chỉ có vậy mới hạn chế tối thiểu việc vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu tố. Đề nghị thay đổi điều 66, Luật khiếu nại, tố cáo như sau: thời hiệu khiếu tố lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hiệu khiếu tố có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 74 - 77)