Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 39 - 48)

I. TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN

3.Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua

c. Những khiếu kiện trong quan hệ về đất đai giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp hành chính

- Khiếu kiện trong việc quản lý và sử dụng đất đai giữa các đơn vị quân đội, công an với các địa phương, nơi mà đơn vị đóng quân, đặt trụ sở, nhất là nơi công an, quân đội sử dụng diện tích đất lớn như trường bắn, bãi tập luyện, trại giam, …rồi các cơ quan đơn, vị hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh của Trung ương, của tỉnh với các địa phương mà cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn địa phương.

3. Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua đất đai trong thời gian qua

Qua tình hình và kết quả giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương có thể rút ra một số nguyên nhân của tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai hiện nay như sau:

- Đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn biến động lịch sử, đất đai chuyển từ chế độ sở hữu tư nhân sang chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài. Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyền của người sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng, đất đai ngày càng được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt nhà nước đã công nhận đất đai có giá, nó đã tham gia tích cực vào các quan hệ thị trường, giá trị của nó không ngừng tăng lên nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.Cùng với sự biến động của thời gian, mỗi mảnh đất cũng có sự biến

động về hình dạng, diện tích, mục đích sử dụng, chủ sử dụng, … đến nay trong quá trình đổi mới, tính dân chủ của người dân không ngừng được phát huy, nên nhiều người đòi được xem xét giải quyết lại, gây nên tình trạng khiếu kiện gay gắt.

- Pháp luật về đất đai tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân và không thừa nhận việc đòi lại đất cũ mà không tính đến nguồn gốc, mối quan hệ đối với đất đai của người chủ sử dụng. Song trên thực tế, người dân lại căn cứ vào các yếu tố đó để đòi xem xét, giải quyết cho nên giữa quy định của chính sách, pháp luật và thực tế quan hệ đất đai còn có khoản cách.

- Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết và các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, đã đề ra các chủ trương, đúng đắn có tác dụng thiết thực. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc cụ thể chưa được xử lý, ví dụ: Đất cho thuê, đất cho mượn, đất thế chấp, đất cầm cố, …diễn ra trước khi có Luật đất đai và cả sau khi có Luật đất đai, pháp luật thừa nhận đất đó thuộc quyền sử dụng của người đang sử dụng nhưng về mặt đạo lý vấn đề đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, thế chấp hay đất nhờ trông coi hộ, nay họ bị mất đất dẫn đến khiếu kiện đòi lại đất.

- Từ ngày thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế đất nước phát triển làm giá trị của đất đai không ngừng được tăng lên cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội đất nước, có lúc, có nơi giá đất tăng lên đột biến tạo ra những cơn “sốt đất”. Giá trị của đất đai quá lớn so với thu nhập thường nhật của người dân, thu nhập từ đất đai cũng không ngừng tăng lên. Vì vậy, đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy, kích thích khiếu nại để giành lại quyền sử dụng đất đai đồng nghĩa với giành lại tài sản lớn, do vậy người dân khiếu nại gay gắt mong giành lại được quyền sử dụng đất đai.

- Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng nhiều, đất đai cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nơi ở phải di chuyển, đời sống, việc làm của người dân gặp nhiều khó khăn, cộng thêm dân số tăng nhanh, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tiền tệ hoá giá trị và lợi ích thể hiện rất rõ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng hoặc kích động thông qua hình thức khiếu kiện để gây mất ổn định nhằm chống phá công cuộc đổi mới và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta.

- Sau ngày giải phóng các tỉnh phía Nam thực hiện chủ trương chia ruộng cho tất cả các hộ làm nghề buôn bán hoặc đã có ngành nghề khác, làm cho các hộ nông dân có khả năng sản xuất ra các nông sản thiếu đất để sản xuất do họ phải đem đất chia cho người khác. Trong khi đó, những hộ nông dân không có nhu cầu sử dụng đất lại được chia đất, những hộ này sau đó đã đem bán hoặc cho thuê dẫn đến chủ cũ khiếu kiện đòi lại…ở miền Bắc và miền Trung đất sản xuất rất ít, bình quân ruộng đất trên đầu người rất thấp, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên. Do đó, đất đai ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai có giá ngày càng lớn, điều này tác động đến lợi ích của người sử dụng đất. Vì vậy tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên và bức xúc.

- Khi xây dựng mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trong sản xuất nông nghiệp đã nóng vội, gò ép, đốt cháy giai đoạn, chưa điều chỉnh đất đai trước khi đưa người dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cho nên khi giải thể đã chia ruộng đất cho các xã viên theo nguyên tắc bình quân dẫn đến

người dân không đồng tình với cách làm này nên khiếu kiện đòi sự công bằng.

- Một số cơ quan, đơn vị đượcgiao nhiều ruộng đất nhưng không sử dụng hết, để hoang hoá trong khi người dân thiếu đất để sản xuất nên người dân thắc mắc đòi lại đất nhưng không được giải quyết. Bên cạnh đó việc quản lý lại hết sức lỏng lẻo, cho thuê, cho mượn không đúng quy định để người khác chiếm dụng càng làm cho người có đất đòi lại gay gắt hơn.

- Chính quyền địa phương các cấp trong một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai. Trong thời kỳ đất đai chưa có giá, chính quyền coi việc quản lý đất đai không phải là nhiệm vụ cấp bách và thực tế là đã quản lý rất lỏng lẻo nhưng tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai rất ít. Đến khi đất đai có giá, tình trạng tranh giành, lấn chiếm, tranh chấp về đất đai diễn ra khá gay gắt, chính quyền địa phương là người đứng ra giải quyết, song do thời kỳ trước đây buông lỏng quản lý nên hệ thống chính sách pháp luật về xác lập quyền sở hữu và quyền sư dụng đất đai còn rất thiếu, không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định giải quyết của chính quyền địa phương. Tình trạng không rõ ràng đó còn làm cho người thua kiện khiếu nại quyết định giải quyết của chính quyền. Việc sử dụng đất đai tuỳ tiện, chính quyền địa phương không kiểm soát hết gây ra mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến khiếu kiện.

- Khi thực hiện chủ trương giao lại đất đai cho nông dân sản xuất, ở nhiều nơi nhân dân đã tự thương lượng, nhiều người được sử dụng trở lại chính diện tích đất cũ của mình. Trong khi đó, không ít người lại không nhận được lại diện tích đất cũ của mình dẫn đến so bì. Đã vậy nguồn đất đai mới của Nhà nước khai phá để giao lại cho các hộ này rất ít nên họ càng khiếu kiện đòi đất gay gắt hơn.

- Nhiều cơ quan, đơn vị quân đội được giao đất song việc quản lý và sử dụng đất không chặt chẽ; nhiều nông lâm trường làm ăn thua lỗ, thiếu hiệu quả, việc sử dụng đất đai không tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật đất đai. Tuỳ tiện cho thuê, khoán đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy, người dân có đất cũ đã khiếu kiện gay gắt để đòi lại đất.

- Việc quản lý và sử dụng đất công ích, việc đấu thầu, giao khoán, sử dụng nguồn thu thiếu công khai, dân chủ đã phát sinh mâu thuẫn gay gắt ngay trong nội bộ cấp uỷ, Hội đồng nhân dân và chính quyền cơ sở nhưng không được quan tâm giải quyết ngay từ đầu đã để lại nhiều hậu quả khó khắc phục.

Một số cán bộ lợi dụng chức quyền, thông qua việc cấp đất, giao đất đã bao chiếm đất đai, nhận khoán với diện tích lớn rồi đem cho thuê với động cơ vụ lợi cá nhân làm cho nhân dân phẫn nộ, khiếu kiện gay gắt.

- Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước ban hành nhiều song thiếu đồng bộ, chưa sát với thực tế tình hình sử dụng đất đai hiện nay, còn chồng chéo, không chặt chẽ và rất nhiều vướng mắc, thiếu cụ thể nên khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế. Nhiều quan hệ đất đai chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh như giá của đất chuyên dùng; giải quyết tranh chấp đối với đất thổ mộ gia tộc, đất cho mượn, đất cho ở nhờ, đất lập ấp chiến lược; chưa có chính sách cụ thể để xử lý những sai phạm, lập lại trật tự trong quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường, trạm, trại, …chưa có quy định cũng là nguyên nhân gây ra khiếu kiện.

Nhà nước có văn bản quy định việc sử dụng đất quốc phòng nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa thật triệt để, có hiện tượng quy hoạch là đất quốc phòng, đã được Chính phủ phê duyệt, chính quyền địa phương xác nhận nhưng chưa giải toả, dân sử dụng ổn định từ lâu nên khi quốc phòng

sử dụng, dân không chịu trả còn khiếu kiện. Bên cạnh đó, có đơn vị còn một số diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, trong khi địa phuơng thiếu đất sản xuất từ đó phát sinh khiếu kiện đòi lại đất.

Cùng với sự thay đổi của chính sách pháp luật, quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng và được coi trọng dẫn đến tình trạng người hưởng chính sách sau lợi hơn người hưởng chính sách trước, do đó có sự so bì.

Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo, nhiều chủ trương chính sách chậm được hướng dẫn cụ thể để thực hiện nên mỗi nơi làm một kiểu dẫn đến sự vi phạm của nhiều cán bộ cơ sở, tạo kẽ hở cho nạn tham nhũng và tiêu cực phát sinh.

Mặt khác, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể còn yếu kém, chậm được củng cố, một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất làm cho nhân dân bất bình, một số cán bộ, đảng viên cơ sở trực tiếp tham gia hoặc đứng sau các vụ khiếu kiện làn cho tình hình gay gắt và phức tạp hơn.

- Việc áp dụng các chính sách, quy định về giải toả đền bủ khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay cách làm còn thiếu thống nhất, vận dụng mỗi nơi một khác, không ít trường hợp thiệt thòi làm cho nhân dân thắc mắc. Một số cán bộ thực hiện dự án tư lợi, lợi dụng chức quyền để thông đồng với một số hộ khai khống diện tích, tài sản phải giải toả để rút tiền của Nhà nước ăn chia với nhau làm cho người dân bất bình đã làm đơn tố cáo

Trong việc đền bù giải toả khi Nhà nước thu hồi đất đai, người dân thì luôn muốn được đền bù cao còn Nhà nước thì áp dụng giá cứng. Trên thực tế, ở hầu hết các dự án giải toả mức đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất rất thấp so với giá trị của nó trên thị trường, với giá trị nhận

được sau đền bù, người dân không thể tổ chức lại cuộc sống như trước. Việc tái định cư tại chỗ không thực hiện được, tái định cư ở khu vực khác thì không đảm bảo được cuộc sống và việc làm cho người dân. Trong khi đó, giá đất bị thu hồi, sau khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lên quá cao, gấp từ 100 – 150 lần giá đất đền bù thô. Do đó, không tạo lập được chỗ ở mới cho người dân dẫn đến người dân khiếu kiện về giá đền bù và không chịu di dời.

Việc tổ chức thực hiện đền bù giải toả được chính quyền địa phương áp dụng chính sách, pháp luật một cách tuỳ tiện, thực hiện mỗi nơi một khác, nhiều dự án ở địa phương chỉ chú trọng đến mặt kinh tế, không tính đến mặt chính sách xã hội đối với người dân.

Trong quá trình quản lý, hồ sơ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc chính quyền địa phương không cấp cho dân vì vậy khi khiếu kiện đền bù, giải toả vận dụng rất tuỳ tiện và xảy ra nhiều tiêu cực.

Chính quyền địa phương ban hành nhiều chính sách đền bù không nhất quán, lúc đền bù khi lại hỗ trợ, đền bù từ thấp rồi lại lên cao dần, dân càng khiếu kiện thì mức đền bù càng cao, đên khi ngân sách Nhà nước không đủ đên bù, các hộ được đền bù ít quay lại khiếu kiện thì không được giải quyết, để tồn đọng dẫn đến khiếu kiện đông người phức tạp. Mặt khác, lại buông lỏng quản lý, cấp trên thiếu kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc thực hiện đền bù giải toả, khoán trắng cho chủ dự án và cấp dưới nên đã có nhiều trường hợp lợi dụng sơ hở để tham nhũng, tư lợi nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những văn bản về lĩnh vực đền bù giải toả đã theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của người sử dụng đất bị thu hồi. Song do việc thực hiện các quyết định thu hồi đền bù giải phóng không kịp thời nên các công trình kéo dài nhiều năm, thậm chí có

trường hợp trên 10 năm, trong khi chính sách đền bù luôn thay đổi theo hướng quy định sau bao giờ cũng có lợi cho người sử dụng đất hơn so với quy định trước. Do đó, người sử dụng đất bị thu hồi nhưng chưa tiến hành đền bù, giải toả nay họ khiếu nại đòi thực hiện các quy định có hiệu lực vào thời gian giải toả, đương nhiên là giá cao hơn nhiều so với những người cùng bị thu hồi đất nhưng đã tiến hành đền bù, giải toả trước đó. Nếu giải quyết theo nguyện vọng cua người khiếu nại đòi quyền lợi, đòi sự công bằng thì những người giải toả trước đó sẽ bất bình, khiếu kiện. Nhưng nếu không thực hiện giải quyết theo quy định mới mà áp dụng quy định cũ thì sai quy định của pháp luật và không đảm bảo cuộc sống cho những người bị di dời sau nay vì bị trượt giá rất nhiều. Đây là hiện tượng nhức nhối xảy ra phổ biến đối với các công trình đường giao thông, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, … như dự án xây dựng đường 18 Quảng ninh, Quốc lộ 1A đoạn đi Thanh hoá, …

Đất thu hồi vào các mục đích khác nhau, ở các địa phương khác nhau đôi khi cùng loại đất nhưng giá đền bù khác nhau dẫn đến sự so bì, khiếu nại. Khiếu kiện do thu hồi đất quá diện tích ghi trong quyết định thu hồi đất, thu hồi đất vượt thẩm quyền, …

- Việc tổ chức thực thi các quy định của pháp luật chưa nghiêm túc là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện với số lượng lớn, thể hiện:

+ Do thiết lập va quản lý hồ sơ pháp lý đối với từng thửa đất qua các thời kỳ không đầy đủ, thậm chí không có hay do bị thất lạc qua biến động

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 39 - 48)