Công tác chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đa

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 48 - 52)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

1. Công tác chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đa

giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Trước tình hình khiếu kiện về đất đai trong một vài năm gần đây không ngừng gia tăng và diễn biến phức tạp, Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã tập trung chỉ đạo và ban hành thêm nhiều văn bản để chỉ đạo, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét, giải quyết khiếu kiện của công dân (Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII có nội dung nhấn mạnh về công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo).

- Chính phủ đã có nhiều chủ trương và tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xem xét giải quyết vừa khẩn trương, vừa thận trọng nhất là những vụ

khiếu kiện đông người, phức tạp. Ngày 7/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/ CP – NĐ về quy chế tổ chức tiếp công dân, tiếp theo là Chỉ thị số 763/CT – TTg, ngày 15/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát huy dân chủ, giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo đông người tham gia.

- Năm 1998, Quốc hội ban hành Luật khiếu nại, tố cáo , đây là văn bản luật về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo có tính chất pháp lý cao nhất từ trước tới nay, sự ra đời của nó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngày 9/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 35/ CT – TTg, thành lập các tổ công tác của Chính phủ để xử lý các khiếu kiện phức tạp đông người tại các cơ quan Trung ương và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đồng thời Quốc hội cũng ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luất đất đai.

- Ngày 7/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.

- Năm 2000, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường Vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 đoàn công tác liên ngành, có đại diện các ban ngành của Đảng, Mặt trận, các đoàn thể của Trung ương đi kiểm tra, đôn đốc và phối hợp cùng với các địa phương giải quyết các vụ khiếu kiện nhất là các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài ở 21 tỉnh, thành phố; các tỉnh, thành phố còn lại cũng đã lập các đoàn công tác liên ngành ở địa phương, hoạt động theo cơ chế như đoàn công tác liên ngành của Chính phủ để giải quyết các khiếu kiện của công dân. Qua đó đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trước đó, Thanh tra Nhà nước cũng đã cùng với các tỉnh,

thành phố trong cả nước tiến hành đợt thanh tra trên diện rộng các xã, phường, nơi có khiếu kiện đối với việc cấp đất, bán đất, thu chi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân; thanh tra về xây dựng cơ bản ở nông thôn và thanh tra về quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất và cho thuê đất. Kết quả đã phát hiện được nhiều sai phạm và đã tiến hành xử lý nghiêm minh.

- Năm 2001, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai; cũng trong năm này Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/CT – TTg ngày 30/3/2001 về tập trung xử lý khiếu kiện của công dân trước, trong và sau Đại hội IX của Đảng; Chỉ thị số 26/2001/CT – TTg ngày 9/10/2001 về việc tạo điều kiện để Hội nông dân tham gia vào giải quyết khiếu kiện của nông dân; Tháng 11/2001, Chính phủ lập tiếp 11 đoàn kiểm tra, đôn đốc 31 tỉnh, thành phố thực hiện các kết luận của 6 đoàn liên ngành năm 2000 và những quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, Chính phủ cũng tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Năm2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2002/NĐ - CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/1999/NĐ - CP nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước tình hình khiếu tố diễn biến ngày càng phức tạp, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT – TW ngày 6/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch số 01/KH – TW, về sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; triển khai các đoàn thanh tra ở một số địa phương, bộ ngành và chỉ đạo tất cả các cấp uỷ Đảng phải tự kiểm tra. Trên cơ sở Kế hoạch 01/KH – TW, Ban Bí thư Trung ương đã thành lập 8 đoàn kiển tra

22 tỉnh, thành phố, bộ ngành; các tỉnh uỷ, thành uỷ thành lập 188 đoàn kiển tra, với nội dung kiểm tra trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong năm 2002, Chính phủ cũng đã họp Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các bộ, ngành bàn về biện pháp xử lý tình hình khiếu kiện. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1243/VPCP – V II ngày 13/3/2002, Công điện số 2506/VPCP – V II ngày 14/5/2002 và Công điện số 3407/VPCP – V II ngày 21/6/2002, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương.

- Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về tổng kết công tác tiếp dân trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổn kết, đánh giá kết quả cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân trong phạm vi địa phương mình. Thanh tra Nhà nước cũng đã tổ chức Hội nghị với lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh đánh giá kết quả thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, đưa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nề nếp.

Trước sự quan tâm và chỉ đạo sắt sao của Trung ương và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng, đã tạo ra sự chuyển biến khá tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có tác dụng nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở và các ngành có liên quan của Trung ương, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp trong giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp có phần giảm bớt và lắng dịu, đã khẳng định chủ trương và

biện pháp đề ra là đúng, tạo cơ sở để chính quyền các cấp, các ngành triển khai giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và thực trạng công tác giải quyết khiếu nại (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w