III. Thiết bị, dụng cụ quản lý Số lượng
2.3.1 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Giá thành sản phẩm đá các loại (Đá hộc, đá 4x6, đá 0x4…) do sản phẩm đá tại công ty được sản xuất với nhiều kích cỡ khac nhau, nên Công ty đã khảo sát và xây dựng hệ số chi phí cho từng loại sản phẩm. Thường hệ số chuẩn là 1, các sản phẩm khác so sánh với sản phẩm chuẩn để xây dựng hệ số.
Đối tượng tính giá thành: Sản phẩm đá các loại: Đá hộc, đá 4x6, đá 0x4, đá 2x4…
2.3.1.1 Đặc điểm và phần loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH Chiến Thắng
Đặc điểm chi phí sản xuất
Công ty TNHH Chiến Thắng là công ty chuyên khai thác và chế biến đá, Chính vì vậy mà chi phí sản xuất của công ty gồm nhiều loại khác nhau có đặc điểm tính chất cà công dụng quản lý khác nhau, hơn thế nữa tại công ty thực hiện sản xuất đá qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khai thác đá nguyên khai và đá hộc, kết thúc giai đoạn này kế toán sẽ tập hợp chi phí phát sinh cho giai đoạn này như chi phí nguyên liệu: thuốc nổ, dây dẫn, điện, chi phí vận chuyển…chi phí nhân công trực tiếp: lương công nhân tổ khoan, mìn…trực tiếp tham gia quá trình khai thác đá, chi phí sản xuất chung: khấu hao, lương công nhân phân xưởng….sau khi tập hợp xong thì kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cho sản phẩm khai thác: đá nguyên khai. Sau đó chuyển đến khu vực chế biến để thực hiện giai đoạn 2. Trong giai đoạn này do đặc điểm của ngành nghề khai thác nên không có nguyên vật liệu chính tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Vì vậy, trong giai đoạn 1 – Khai thác không có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
Giai đoạn 2: Đưa đá nguyên khai vào chế biến để tạo ra đá thành phẩm: Đá 2x4, đá 4x6….kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành cho từng loại đá thành phẩm. Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp: đá nguyên khai, đá hộc…chi phí nhân công trực tiếp: chi phí lương phân xưởng sàng tuyển đá, chi phí BHXH, BHYT. …chi phí khấu hao, chi phí quản lý phân xưởng. Trong giai đoạn này chi phí nguyên vật liệu chính chiếm trên 85% tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm. Chính vì vậy mà công tác quản lý chi phí NVL TT được công ty rất chú trọng và quan tâm.
Tại công ty TNHH Chiến Thắng đã xây dựng định mức tiêu hao riêng cho từng loại nguyên vật liệu khác nhau, căn cứ vào định mức đó kế toán có thể biết được kế hoạch sản xuất cũng như máy móc thiết bị của công ty có thể đảm bảo sản xuất liên tục không.
Phân loại chi phí sản xuất
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Công ty tiến hành phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… phát sinh tiến hành sản xuất sản phẩm
Quá trình khai thác: + Nguyên vật liệu tham gia, phục vụ trực tiếp trong quá trình sản xuất và khai thác đá: Thuốc nổ, kíp nổ, dây dẫn nổ, dây điện…
+ Nhiên liệu: Xăng, dầu Diezel, dầu nhờn, mỡ máy + Phụ tùng sửa chữa thay thế: vòng bi, xăm lốp…
Quá trình chế biến đá thành phẩm: + Nguyên vật liệu chính: Đá nguyên khai, đá hộc
+ Nhiên liệu: Dầu, mỡ máy… + Phụ tùng thay thế: vòng bi…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các khoản lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Lương chính + Lương phụ
+ Các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN) và các khoản khác có tính chất lương…
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí:
+ Chi phí về lao động gián tiếp gồm tiền lương của quản đốc, phó quản đốc và nhân viên phục vụ phân xưởng
+ Chi phí về khấu hao TSCĐ gồm: Nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho SX
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài về hành chính phục vụ phân xưởng như văn phòng phẩm chi phí về sửa chữa TSCĐ; chi phí khác bẳng tiền
2.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Chiến Thắng
Công ty TNHH Chiến Thắng có 5 phân xưởng, trong đó có 4 phân xưởng phục vụ công tác khai thác và vận chuyển đá nguyên khai và 1 phân xưởng phục vụ công tác chế biến đá thành phẩm với nhiều chủng loại, kích cỡ, chất lượng khác nhau. Vì vậy không thể tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm một được. Sản phẩm của công ty được thực hiện theo một công nghệ khai thác và chế biến liên tục, theo giai đoạn. Sản phẩm của giai đoạn trước làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm của giai đoạn sau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng mà có tiến hành bán thành phẩm của giai đoạn 1 hay chuyển hết vào để sản xuất đá thành phẩm của giai đoạn 2. Chính vì vậy, yêu cầu quản lý đòi hỏi phải cho biết chi phí sản xuất một cách chính xác. Bởi vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn của toàn bộ quy trình công nghệ. Tại công ty kế toán vẫn tiến hành theo dõi chi tiết các khoản chi phí trên các sổ thẻ chi tiết cho từng phân xưởng để quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng chi phí tại mỗi phân xưởng.
2.3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Tại công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp đối với những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, chi phí phát sinh giai đoạn nào sẽ tập hợp và quy nạp trực tiếp cho giai đoạn đó. Tại công ty TNHH Chiến Thắng, kế toán tập hợp chi phí NVL TT và chi phí NCTT theo phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, đối với chi phí sản xuất chung kế toán tiền hành tập hợ và phân bổ gián tiếp.
Do các sản phẩm của công ty có chủng loại khác nhau được tạo ra trong quá trình sản xuất với chất lượng và kích cỡ khác nhau, qua khảo sát và nghiên cứu công ty đã xây dựng hệ thống các hệ số chi phí đối với từng loại sản phẩm để quy đổi. Nên công ty không mở tài khoản chi phí để theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm mà chỉ mở tài khoản chi phí theo từng giai đoạn sản xuất và sau cuối kỳ tập hợp chi phí và quy đổi cho từng sản phẩm. Công ty tiến hành mở các tiểu khoản cho TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:
1 TK 154.1K Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho giai đoạn 1 – Khai thác đá.
2 TK 154.1 C Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho giai đoạn 2 – Chế biến đá thành phẩm
- TK 154.2 Chi phí nhân công trực tiếp
1 TK 154.2K Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp cho giai đoạn 1 – Khai thác
2 TK 154.2C Chi phí nhân công trực tiếp cho giai đoạn 2 – Chế biến đá thành phẩm
- TK 154.3 Chi phí sản xuất chung
1 TK 154.3K Chi phí sản xuất chung tập hợp cho giai đoạn 1 – Khai thác 2 TK 154.3C Chi phí sản xuất chung tập hợp cho giai đoạn 2 – Chế biến
đá thành phẩm.
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Chiến Thắng có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Chi phí NVL trực tiếp (TK 154.1K) Thuốc nổ Kíp điện… Chi phí NVL TT (TK 154.1C) Chi phí NCTT (TK 154.2C) Chi phí SXC (TK 154.3C)
Chi phí nhân công (TK 154.3.1C) Chi phí khấu hao (TK154.3.4C) … Giá thành Đá nguyên khai, đá hộc Giai đoạn 1 (SX đá nguyên khai , đá hộc Giai đoạn 2 (SX đá thành phẩm: đá 4x6, 0x4 Chi phí NCTT (TK154.2K) Chi phí SXC (TK 154.3K)
Chi phí nhân công (TK 154.3.1K) Chi phí khấu hao (TK154.3.4K) …
Giá thành
Đá thành phẩm: Đá 4x6, đá 0x4…
2.3.1.4 Công tác quản lý chi phí sản xuất tại công ty TNHH Chiến Thắng
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, đối với công ty TNHH Chiến Thắng công tác quản lý chi phí sản xuất có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Công ty đã quản lý sản xuất theo định mức chi phí, bộ phận kế hoạch, kỹ thuật của công ty thường xuyên lập dự toán chi phí sản xuất để phục vụ công tác quản lý chi phí một cách tốt nhất. Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, điều kiện cụ thể của công ty, định mức chi phí được xây dựng bởi các phòng ban có liên quan như phòng kế hoạch – kỹ thuật của công ty sau đó gửi kế hoạch sản xuất xuống cho các phân xưởng thực hiện.
Khi phát sinh các chi phí liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm, toàn bộ chi phí sản xuất căn cứ trên các chứng từ gốc được kế toán theo dõi, ghi chép phản ánh trên sổ thẻ kế toán chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, và các sổ thẻ liên quan. Kế toán cập nhật dữ liệu vào hệ thống phần mềm kế toán, sau đó phần mềm kế toán tự động cập nhật dữ liệu vào các sổ liên quan. Kế toán thường xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu để đảm bảo cho việc tập hợp chính xác chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ.
2.3.1.5 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm chung về chi phí NVL TT tại công ty TNHH Chiến Thắng
Chi phí NVL trực tiếp là cơ sở vật chất cấu thành nên giá thành thực tế của sản phẩm. Chi phí NVL TT tại công ty bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu qua các giai đoạn như:
Quá trình khai thác: + Nguyên vật liệu tham gia, phục vụ trực tiếp trong quá trình sản xuất và khai thác đá: Thuốc nổ, kíp nổ, dây dẫn nổ, dây điện…
+ Nhiên liệu: Xăng, dầu Diezel, dầu nhờn, mỡ máy + Phụ tùng sửa chữa thay thế: vòng bi, xăm lốp…
Quá trình chế biến đá thành phẩm: + Nguyên vật liệu chính: Đá nguyên khai, đá hộc
+ Nhiên liệu: Dầu, mỡ máy… + Phụ tùng thay thế: vòng bi…
Công ty TNHH Chiến Thắng có khối lượng sản phẩm tương đối lớn, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất (> 85%). Nên việc tập hợp chính xác đầy đủ, kịp thời chi phí NVL TT có vai trò quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời tìm ra biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do đặc điểm của công ty hầu như chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng, chính vì vậy mà việc sử dụng chi phí NVL một cách lãng phí rất ít khi sảy ra tại công ty bởi vì, khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào đó bộ phận kế hoạch – kỹ thuật sẽ tiến hành tính toán, nghiên cứu số lượng vật tu cần thiết để thực hiện vừa đủ cho hợp đồng với khách hàng, sau đó bộ phận vật tư sẽ chuyển yêu cầu đó xuống các phân xưởng để chuẩn bị các vật tư cần thiết cho việc sản
xuất sản phẩm, và dự trữ nguyên vật liệu sao cho phù hợp. Khi có sự biến động về vật tư, kế toán vật tư và thủ kho sẽ cùng phối hợp để tiến hành theo dõi các loại vật tư trên các tài khoản và các thẻ chi tiết mở cho từng phân xưởng sản xuất, cho từng đối tượng sử dụng theo phương pháp thẻ song song.
Phân loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quá trình khai thác
+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: Thuốc nổ, kíp nổ, dây dẫn nổ, dây điện…. + Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu Diezel, dầu nhờn, mỡ máy…
+ Phụ tùng sửa chữa thay thế: Vòng bi, xăm lốp… + Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản: chổi tre, cát, sỏi… Quá trình chế biến đá thành phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: Đá nguyên khai, đá hộc + Chi phí nhiên liệu: Dầu, mỡ máy….
+ Phụ tùng thay thế : vòng bi, xăm lốp… Phương pháp tính giá NVL xuất dùng tại công ty
Hiện nay, để tính trị giá xuất kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong Công ty, kế toán áp dụng hình thức tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Sau đó căn cứ vào số lượng thực tế xuất kho của từng loại vật tư để tính ra giá thực tế xuất kho theo công thức:
Trị giá thực tế NVL
xuất kho =
Số lượng NVL xuất
kho x
Đơn giá bình quân đơn vị NVL
Số lượng NVL xuất kho căn cứ vào biên bản kiểm kê vật tư, bảng kê nhập vật tư trong kỳ để tính như sau:
Đơn giá bình quân vật
liệu xuất kho =
Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập sẽ do phần mềm tự động tính toán sau khi kế toán cập nhật các dữ liệu về tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại vật liệu
Tài khoản sử dụng
+ TK 154.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 154.1C – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giai đoạn chế biến đá thành phẩm Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng
+ Lệnh sản xuất
+ Phiếu đề nghị cấp vật tư + Phiếu xuất kho
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC… + Sổ chi tiết TK 154.1K, 154.1C
+ Sổ cái TK 154.1K, 154.1C + Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ… Kế toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty áp dụng theo phương pháp thẻ song song trên cơ sở nhập, xuất vật tư. Thủ kho tập hợp các chứng từ nhập, xuất hàng ngày ghi vào thẻ kho, kế toán tập hợp các chứng từ nhập, xuất hàng ngày, cuối tháng kế toán mới tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính. Cụ thể:
NVL xuất để sản xuất căn cứ vào “Định mức tiêu hao NVL”. Định mức này rất ít khi thay đổi qua các năm, trừ trường hợp như: Giá cả NVL có sự biến động lớn, thay đổi dây chuyền sản xuất…
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng dựa trên cơ sở định mức tiêu hao vật tư theo kế hoạch. Ví dụ: khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng yêu cầu công ty cung cấp với một số lượng, chủng loại...đã được ghi rõ. Bộ phận kế hoạch kỹ thuật sẽ căn cứ vào đơn đặt hàng, tiến hành nghiên cứu, tính toán để xem xét xem cần bao nhiêu vật tư cần thiết để sản xuất. Sau đó bộ phận kế hoạch kỹ thuật sẽ làm hộ chiếu khoan nổ mìn, trong đó ghi rõ số lượng thuốc nổ, kíp nổ...cần cho một đợt nổ và gủi xuống phân xưởng khoan nổ mìn, phân xưởng sẽ tiến hành theo đúng hộ chiếu đã được giao.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng vật tư có kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp đáp ứng đầy đủ và kịp thời số lượng, chất lượng vật tư cho sản xuất.
Phòng kế toán căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư để xây dựng kế hoạch tài chính.
Sau khi được lãnh đạo duyệt, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch viết “lệnh sản xuất”, gửi xuống các phân xưởng. Sau đó quản đốc phân xưởng sẽ lập “ Giấy đề nghị xuất vật tư” trong đó ghi rõ bộ phận sử dụng, loại vật tư, số lượng gửi lên