Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành theo từng khoản mục chi phí quy định cho từng đối tượng. Tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà kế toán có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
1.4.3.1 Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.
Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Theo phương pháp tính giá thành giản đơn thì giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) trong kỳ và chi phí sản suất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức:
ZT = Ddk + C – Dck Z zt = Sht ZT : Tổng giá thành
Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
C: Tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
zt: Giá thành đơn vị sản phẩm.
Sht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành và giá thành đơn vị được tính chi tiêt cho từng khoản mục
Nếu cuối kỳ không có sản phẩm làm dở hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
+ Ưu điểm: Tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao. + Nhược điểm: Phạm vi áp dụng hẹp.
+ Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn,
đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời những sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà phải được hạch toán cho cả quá trình sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phân xưởng phát sinh chi phí cuả sản phẩm, đối tượng tính giá thành của phương pháp này là sản phẩm hoàn thành trong phân xưởng đó. Trình tự hạch toán được thực hiện như sau:
Tổng giá thành sản Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản xuất của các loại = phẩm dở dang + phát sinh - phẩm dở dang sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm đơn vị sản =
phẩm gốc Tổng số sản phẩm gốc quy đổi
Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm i sản phẩm gốc sản phẩm i
Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ, kết quả sản xuất thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị.
Trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm liên quan đến cả sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ. Do vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính (sản phẩm chính là đối tượng tính giá thành), kế toán phải căn cứ vào tổng số chi phí đã tập hợp cho toàn bộ quy trình công nghệ trừ đi phần chi phí tính cho sản phẩm phụ. Phần CPSX tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch.
Sau khi tính được CPSX cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau: Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Chi phí sản xuất sản phẩm phụ Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, CPSX sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản mục CPNVLTT.
1.4.3.2 Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
Trong trường hợp này ta sử dụng phương pháp tính gia thành phân bước. Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước kế tiếp nhau với một trình tự nhất định. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào được tập hợp cho giai đoạn đó còn chi phí sản xuất chung tập hợp chung theo từng phân xưởng sau đó phân bổ theo những tiêu thức thích hợp.
Đối tượng tính giá thành ở những doanh nghiệp này là thành phẩm cũng có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ do vậy phương pháp tính giá thành phân bước cũng có hai cách tính.
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Do đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ nên căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được mới chỉ có chi phí sản xuất của bản thân từng giai đoạn công nghệ. Song để sản xuất sản phẩm từ giai đoạn 2 trở đi lại phải nhận chi phí sản xuất của các giai đoạn khác chuyển sang (chi phí về nửa thành phẩm). Vì vậy để tính được giá thành sản phẩm theo các đối tượng đã xác định thì:
Trước hết, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1.
- Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cũng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó tổ chức tính giá thành nửa thành
Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NTP 1 chuyển sang Chi phí NTP (n-1) chuyển sang
Chi phí khác giaiđoạn 2
Giá thành NTP 2
Chi phí khác giaiđoạn n
Giá thành thành phẩm Giá thành
NTP 1
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm.
- Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc thực hiện tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí.
+Kết chuyển tuần tự từng ……… +Kết chuyển tuần tự tổng hợp ……
Quy trình tính giá thành này có thể khái quát qua sơ đồ sau
Công thức tính:
Ztp = ZNTP(n-1)cs + Cn + Dđkn - Dckn
+ Ưu điểm: Giúp kế toán tính được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ đội sản xuất. Mặt khác khi có bán thành phẩm bán ra
Chi phí khác giai đoạn 1