Xác định thời gian nấu thích hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng enzyme polysaccharase trong sản xuất carrageenan từ rong sụn (kappaphycus alvarezii (doty) doty) (Trang 67 - 69)

Tiến hành trên 8 mẫu thí nghiệm, xử lý rong bằng chế phẩm Viscozyme – L với tỷ lệ enzyme/rong là 1,45% ở 420C, pH = 5,1 thời gian xử lý 60 phút theo sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.5. Kết quả đánh giá hiệu suất, sức đông, độ nhớt của sản phẩm thu được thể hiện bảng 5, phụ lục 2, ở hình 3.17 và 3.18

34 35 36 37 38 39 40 60 70 80 90 100 110

Thời gian nấu (phút)

H iệ u s u t (% )

Hình 3.17. Ảnh hưởng của thời gian nấu đến hiệu suất thu hồi carrageenan

0 100 200 300 400 500 600 700 60 70 80 90 100 110

Thời gian nấu rong (phút)

Sức đông (g/cm2) Độ nhớt (cps)

Hình 3.18. Ảnh hưởng của thời gian nấu đến sức đông và độ nhớt của carrageen

Nhận xét

Từ hình 3.17 và 3.18 ta rút ra một số nhận xét như sau: • Về mặt hiệu suất

Từ kết quả phân tích ở hình 3.17 ta thấy có sự khác nhau về hiệu suất thu nhận carrageen với thời gian nấu khác nhaụ Cụ thể, ở thời gian nấu là 60 phút, hiếu suất thu hồi chỉ đạt 35,9% và hiệu suất tăng nhanh theo thời gian nấu: ở 80 phút đạt hiệu suất 38,8. Hiệu suất đại cực đại với thời gian nấu là 90 phút, nhưng tăng chậm hơn chỉ đạt 39,1%, sau đó dù tăng thời gian nấu thì hiệu suất thu nhận carrageean cũng giảm dần. Nguyên nhân do thời gian nấu chiết càng dài thì lượng carrageenan tạo thành càng nhiều nên hiệu suất tăng, tuy nhiên nếu thời gian nấu quá dài > 90 phút thì hiệu suất lại

giảm do ở nhiệt độ cao với thời gian dài bản thân carrageenan là polysarcharide nên dễ bị thủy phân cắt mạch tạo thành phân tử mạch ngắn hơn.

Về mặt sức đông và độ nhớt

Từ kết quả hình 3.18 cho thấy thời gian nấu ảnh hưởng lớn đến sức đông và độ nhớt của carrageenan. Khi thời gian nấu tăng dần từ 60 đến 80 phút thì cả sức đông và độ nhớt đều tăng. Cụ thể với thời gian nấu 60 phút thì hai thông số này lần lượt là 590,6 g/cm2 và 150 cps và đạt cực đại với thời gian nấu là 80 phút (sức đông là 652,67 g/cm2 và độ nhớt là 267 cps). Nhưng khi tiếp tục tăng thời gian nấu thì hai thông số này theo xu thế giảm dần. Điều này được giải thích: với thời gian nấu thích hợp thì sẽ tách chiết được lượng carrageenan khỏi tế bào nhiều nhất và có chất lượng cao, khi thời gian nấu kéo dài thì một phần carrageenan sẽ bị cắt mạch làm sức đông và độ nhớt của carrageenan sẽ giảm dần. Bên cạnh đó thời gian dài sẽ làm chi phí sản xuất tăng.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng thời gian nấu đến hiệu suất và chất lượng carrageenan đến cho thấy ở thời gian 80 phút là thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng enzyme polysaccharase trong sản xuất carrageenan từ rong sụn (kappaphycus alvarezii (doty) doty) (Trang 67 - 69)