Tổng quan công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng enzyme

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng enzyme polysaccharase trong sản xuất carrageenan từ rong sụn (kappaphycus alvarezii (doty) doty) (Trang 26 - 29)

polysaccharase

ạ Các nghiên cứu trong nước [15], 18], [20]

Ngô Xuân Mạnh, Trần Thị Lan Hương (2005) đã nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm enzyme Pectinex để nâng cao hiệu suất trích ly và chất lượng nước dứa (Ananas comosus) tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy chế độ xử lý enzyme Pectinex Ultra SP – L như sau:

Lượng chế phẩm Pectinex Ultra SP – L cho 100 g thịt quả dứa: 0,022ml Nhiệt độ tối thích: 300C

Thời gian xử lý enzyme: 60 phút pH: 3,5 (như pH dịch dứa)

Khi tiến hành trích ly dịch dứa với các thông số trên thì hiệu quả trích ly có thể đạt được 91,4% [7].

Lê Thị Tưởng (2007), đã nghiên cứu sản xuất olygosaccharide bằng enzyme hemicellulasẹ Hemicellulase có khả năng thủy phân chitosan có độ deacetyl trên 22% trong điều kiện pH 4,5 ở nhiệt độ 370C với thời gian 6 ngàỵ Sản phẩm thu được là (C6H11O4)n với n = 1,2,3,4,5,6,7. Sản phẩm có khả năng hòa tan tốt trong nước và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ thực phẩm, y học và nông nghiệp [20].

Trần Thị Thanh Thuần, Nguyễn Đức Lượng (2009), đã nghiên cứu enzyme Cellulase và Pectinase từ chủng Trichoderma viride và Aspergillus niger nhằm xử lý nhanh vỏ cà phê. Vỏ cà phê là một phế phẩm không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất cà phê. Trong thành phần của nó chứa nhiều hợp chất khó phân hủy tự nhiên. Bằng việc sử dụng 2 chủng nấm mốc Trichoderma virideAspergillus niger để sinh tổng hợp cellulase và pectinase làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Nghiên cứu đã xác định các điều kiên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hai enzyme nàỵ Điều kiện tối ưu sản xuất enzyme pectinase của Aspergillus niger là: 2 ngày, độ ẩm 62%, giống 8%. Điều kiện tối ưu sản xuất enzyme cellulase của Trichoderma viride là: 4 ngày, độ ẩm 58%, giống 8% [15].

Lưu Thị Lệ Thủy và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu quy trình sản xuất dầu từ hạt bí đỏ bằng phương pháp sử dụng chế phẩm enzymẹ Nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

lựa chọn được 2 loại enzym phù hợp (Alcalase và Viscozyme) để thủy phân bột hạt bí đỏ.

- Với enzyme Alcalase: pH= 8, tỷ lệ E/S = 1,5%, tỷ lệ W/S = 5, thời gian thủy phân trong 7 giờ ứng với và hiệu suất thu nhận dầu là 75,7%.

- Với chế phẩm Viscozyme: pH= 7,5; tỷ lệ E/S = 3%, tỷ lệ W/S = 5, thời gian thủy phân 8 giờ ứng với hiệu suất là 70,3%. [18].

Đỗ Văn Ninh, Bùi Huy Chích (2009) đã nghiên cứu thủy phân Car từ rong sụn

Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty bằng enzyme amylasẹ

Trần Thị Thanh Thuần, Nguyễn Đức Lượng (2009), đã nghiên cứu enzyme Cellulase và Pectinase từ chủng Trichoderma viride và Aspergillus niger nhằm xử lý nhanh vỏ cà phê. Vỏ cà phê là một phế phẩm không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất cà phê. Trong thành phần của nó chứa nhiều hợp chất khó phân hủy tự nhiên. Bằng việc sử dụng 2 chủng nấm mốc Trichoderma virideAspergillus niger để sinh tổng hợp cellulase và pectinase làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Nghiên cứu đã xác định các điều kiên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hai enzyme nàỵ Điều kiện tối ưu sản xuất enzyme pectinase của Aspergillus niger là: 2 ngày, độ ẩm 62%, giống 8%. Điều kiện tối ưu sản xuất enzyme cellulase của Trichoderma viride là: 4 ngày, độ ẩm 58%, giống 8% [15].

b. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Soovendran A/l Varadarajan, Nazaruđin Ramli, Arbakariya Ariff, Mamot Said, Suhaimi Md Yasir (2009) đã nghiên cứu nâng cao hiệu suất thu hồi carrageenan từ rong sụn Eucheuma Cotonii bằng enzyme cellulase và chủng nấm mốc Aspergillus niger. Nghiên cứu đã cho thấy rằng khi sử dụng enzyme cellulase thu nhận carrageenan đạt cao nhất 45% trong khi đó dùng chủng nấm Aspergillus niger cho hiệu suất đạt 37%. Điều kiện tối ưu để thu nhận carrageenan khi sử dụng cellulase là: ở nhiệt độ 45-50°C thời gian 3 giờ với tỷ lệ enzyme/rong là 2%. [28]

J. Sineiro và các cộng sự (1998) đã nghiên cứu sử dụng enzyme Celluclast 1,5L trong chiết xuất dầu từ hạt hướng dương bằng nước. Hạt hướng dương được nghiền nhỏ và sàng để phân loại kích thước từ 0,75 – 1 mm. Sau đó được huyền phù trong đệm citrate 0,05M, pH 4,8. Tại giá trị pH này protein trở nên không hòa tan và được thu nhận ở dạng cô đặc trong pha rắn, giải phóng dầu và các phenol trong pha nước. Sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt tìm được giá trị tối ưu của quy trình: kết quả

nước/cơ chất: khoảng 7,8 – 8g/g, tỷ lệ E/S: 1,25g/100g và thời gian thủy phân là 2 giờ cho hiệu suất cao nhất (>30%) [26].

Năm 2003, Beatriz P.M. Sant’Anna và cộng sự đánh giá hiệu suất thu nhận dầu và protein từ cơm dừa bằng phương pháp tách chiết enzymẹ Nghiên cứu này sử dụng enzyme sau: Celluclast, Termamyl, Viscozyme, Neutrase và Proteasẹ Các thí nghiệm sơ bộ ban đầu được thực hiện để lựa chọn loại enzyme phù hợp, nồng độ enzyme và thời gian ủ. Để xác định ảnh hưởng của pH và tỷ lệ enzyme/cơ chất nhóm tác giả sử dụng đáp phương pháp đáp ứng bề mặt tối ưu hóạ Kết quả cho thấy pH là thông số có ý nghĩa quan trọng nhất đến hiệu suất thu nhận dầu và protein với mức ý nghĩa > 90%. Xử lý enzyme Viscozyme L nồng độ 0,6 %, sau đó tiếp tục bổ sung Neutrase 1,5 MG nồng độ 0,3%, tổng thời gian thủy phân là 60 phút, tỷ lệ S/W là 1/6, pH khoảng 7 cho hiệu suất thu hồi cao > 83% [21].

CHƯƠNG II : NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng enzyme polysaccharase trong sản xuất carrageenan từ rong sụn (kappaphycus alvarezii (doty) doty) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)