Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu bctt tại công ty mua bán thiết bị điện, hàng hóa, máy móc thiết bị công nghệ (Trang 26 - 27)

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH điện kĩ thuật Việt Nam ĐVT: %

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2013 Năm 2012 Chênh

lệch 1. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn Tổng TSNH Tổng tài sản × 100 65,32 57,3 8,02 2. Tỷ trọng Tài sản dài hạn Tổng TSDH Tổng tài sản × 100 34,68 42,7 (8,02) 3. Tỷ trọng Nợ Tổng nợ Tổng nguồn vốn × 100 87,58 86 1,58 4. Tỷ trọng VCSH Tổng VCSH Tổng nguồn vốn × 100 12,42 14 (1,58)

(Nguồn: Tính toán dựa theo báo cáo tài chính)

Nhận xét:

− Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản thể hiện cơ cấu của các nguồn tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản. Tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản năm 2013 là 65,32% trong khi năm 2012 chỉ là 57,3% tương ứng với mức chênh lệch dương 8,02%. Nguyên nhân của sự biến động này là do mức tăng của TSNH (28,49%) lớn hơn so với mức tăng của tổng tài sản (12,72%). Mặt khác, do doanh số bán hàng năm 2013 tăng nhanh đột biến cùng với đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh so với năm 2012 dẫn tới tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng lên. Với đặc điểm SXKD của công ty là hoạt động trong ngành điện, công ty cần phải dự trữ một lượng tiền mặt lớn để đáp ứng ngay cho các nhu cầu cầp thiết về nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, khách hàng của công ty chủ yếu là các chủ đầu tư, họ chỉ thanh toán khi công ty giao hàng đầy đủ như hợp đồng đã kí kết. Do đó, tạo ra mức tăng trong khoản tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu vào cuối niên kỳ kế toán.

− Chỉ tiêu tài sản dài hạn trên tổng tài sản thể hiện cơ cấu của các nguồn tài sản dài hạn so với tổng tài sản. Tỷ trọng TSDH trên tổng tài sản năm 2013 lại có xu hướng

giảm so với năm 2012. Năm 2012 là 42,7% trong khi năm 2013 chỉ là 34,68% tương đương với mức chênh lệch âm 8,02%. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do lượng giá trị tài sản cố định năm 2013 giảm (639.872.424 đồng) trong khi mức tăng của lượng giá trị của khoản phải thu dài hạn tăng lên không đáng kể (114.075.000 đồng), không đủ bù đắp lượng giảm của giá trị tài sản cố định dẫn đến sự sụt giảm của TSDH (8,5%) so với năm 2012.

− Chỉ tiêu tổng nợ trên tổng nguồn vốn của công ty thể hiện khả năng sử dụng vốn bên ngoài của công ty. Năm 2013, chỉ tiêu này đạt tới 87,58%, trong khi năm 2012 chỉ là 86%, tương ứng với mức chênh lệch dương 1,58%. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn bên ngoài của công ty ngày càng hiệu quả hơn. Qua đó, có thể thấy uy tín cũng như thương hiệu của công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và tạo được lòng tin với đối tác.

− Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thể hiện khả năng tự tài trợ của công ty. Tỷ trọng VCSH năm 2013 là 12,42% trong khi tỷ trọng năm 2012 là 14% tương đương mức chênh lệch âm 1,58 %. Nguyên nhân là do mức tăng của VCSH chỉ tăng nhẹ không đáng kể (0,7%) so với mức tăng của tổng nguồn vốn (12,72). Điều này cho thấy tình hình ổn định nguồn vốn của doanh nghiệp giảm đi so với năm 2012. Trong tương lai công ty cần tăng vốn chủ sở hữu lên cao hơn phần tăng của nguồn vốn để đảm bảo khả năng phát triển ổn định và an toàn của công ty.

Kết luận: Qua các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty, ta có thể đánh giá khái quát về chính sách tài chính của doanh nghiệp. Khả năng sử dụng vốn bên ngoài của công ty khá tốt tuy nhiên khả năng tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm sút. Có thể thấy công ty đã biết khai thác đòn bẩy tài chính hay chính là việc huy động vốn bằng hình thức ký nợ, tuy nó cũng tiềm ẩm nhiều rủi ro nhưng nó khá là phù hợp với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường. Đánh giá được tình hình chung, công ty cần có những chính sách cụ thể để dự phòng rủi ro cho các khoản chiếm dụng vốn, tránh gây ra những thiệt hại không đáng có trong tương lai.

Một phần của tài liệu bctt tại công ty mua bán thiết bị điện, hàng hóa, máy móc thiết bị công nghệ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)