Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 90)

C SL L UN VÀ TH TIN A VI HOÀN TH IN PHÂN P Ấ

3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò

trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tích cực góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Quan điểm này luôn được đặt ra khi tiến hành phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương trong quản lý kinh tế xã hội. Vấn đề được đặt ra là: Trong điều kiện mới: Đất nước ta đã bước vào thời kỳ "Đẩy mạnh" công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước; kinh tế các địa phương đã có bước phát triển đáng kể; trình độ quản lý kinh tế - xã hội địa phương được nâng cao hơn trước; Đặc biệt là đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới chuyển đổi cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường v.v.. mức độ phân cấp phải như thế nào cho phù hợp.

Trong điều kiện mới quan điểm này đòi hỏi:

- Trong điều kiện kinh tế thị trường càng cần thiết phải lập một hệ thống tài chính thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống dưới. Sự thống nhất phải thể hiện trên các mặt tổ chức, cơ chế vận động. Hệ thống tổ chức ngân sách phải theo sát hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước. Sự vận động của hệ thống ngân sách phải dựa trên cơ sở pháp luật thống nhất, không ở đâu được tồn tại các ngoại lệ trong chế độ thu, chi ngân sách.

- Bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Thực ra vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương xuất phát từ nhiệm vụ "chi" mà nó phải đảm nhận. Ngân sách Trung ương có nhiệm vụ bảo đảm nguồn tài lực cho các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội chung cho cả nước (không có địa phương nào làm thay được). Do đó, dù ở hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải bảo đảm các nguồn thu cân đối cho các khoản chi tiêu đó. Hơn thế nữa ngân

sách Trung ương còn thông qua các khoản trợ cấp mục tiêu, trợ cấp cân đối để bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Rõ ràng là việc bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương là một yêu cầu, một sự cần thiết khách quan, không có địa phương nào thắc mắc.

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương nằm trong chủ trương giải phóng lực lượng sản xuất, bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu. Các cơ chế khuyến khích địa phương sẽ tạo động lực thúc đẩy các địa phương vì quyền lợi của địa phương mà chủ động, sáng tạo, có các biện pháp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển thoả mãn các nhu cầu địa phương và qua đó, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, chuyển sang cơ chế thị trường các phân cấp quản lý khuyến khích địa phương có điều kiện đa dạng hoá và tăng cường sức mạnh tác động. Những phân cấp quản lý gắn với cơ chế "xin, cho", "cấp phát" cần sớm được khắc phục để hình thành các cơ chế mới theo nguyên tắc thị trường. Các cơ chế mới không chỉ khuyến khích mà còn phải tạo điều kiện cho các địa phương "làm chủ" ngân sách của địa phương mình. Từ đó, làm chủ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w