Theo dõi, quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh nha trang (Trang 66 - 67)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3.2. Theo dõi, quản lý tín dụng

Quản lý các khoản tín dụng đã cấp tại DongA Bank Nha Trang thông qua các bộ phận:

− Bộ phận bán hàng, thẩm định tín dụng, giải ngân (Phòng hỗ trợ kinh doanh) tại chi nhánh;

− Bộ phận tái thẩm định tại Hội sở (Phòng thẩm định hội sở);

− Bộ phận giải ngân (Phòng phát triển khách hàng cá nhân, Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp) tại Hội sở;

− Phòng quản lý rủi ro tín dụng; phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

Thực tế tại DongA Bank cũng như nhóm các ngân hàng so sánh việc theo dõi quản lý tín dụng được thực hiện chủ yếu tại đơn vị cấp tín dụng. Bộ phận tín dụng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, cũng như đánh giá khách hàng và thực hiện các báo cáo cho các bộ phận có liên quan: phòng quản lý RRTD, hay các bộ phận khác

được chỉ định báo cáo. Phòng hỗ trợ kinh doanh (hay là phòng quản lý tín dụng), thực hiện công tác liên quan đến quản lý hồ sơ tín dụng, nhập liệu lên hệ thống lưu trữ

thông tin của ngân hàng, xử lý nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng và danh mục cho vay. Phòng quản lý RRTD, các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ thực hiện kiểm tra

định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo khi xuất hiện những khoản vay có vấn đề. Tuy nhiên, thực tế vẫn có sự khác biệt nhau do nhiều nguyên ngân khác nhau, phần lớn là công tác nhân sự, sự chồng chéo, kiêm nhiệm nhiều chức danh của cùng một nhân viên tín dụng đã làm ảnh hưởng nhiều đến tính khách quan khi phê duyệt hồ

sơ tín dụng. Đây chính là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng nên quan tâm hoàn

thiện mô hình trong thời gian tới.

Trong năm 2012, DongA Bank đã thành lập Tổ cải tiến, nâng cao chất lượng

công tác Quản lý rủi ro toàn hệ thống theo định hướng của ngân hàng nhà nước và phù hợp với thực tế hoạt động DongA Bank (hoàn thành vào tháng 07/2012). Mục tiêu chính là cảnh báo rủi ro, giám sát, đo lường rủi ro và giảm thiểu các rủi ro phát sinh với trọng tâm công việc là:

Tiếp tục kiện toàn bộ máy, thu hút các nhân sự có trình độ, kinh nghiệm và

được đào tạo chuyên sâu về công tác quản lý rủi ro.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định, quy trình liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý rủi ro: đang

triển khai phần mềm Qlick View (B1 tool) cho quản lý rủi ro tín dụng, ứng dụng tính VAR trong quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại hối; cô đọng lại các dữ liệu cần

thiết để thực hiện nhanh các báo cáo, xử lý số liệu, lập biểu đồ, viết phân tích, đưa ra

cảnh bảo…

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh nha trang (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)