Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại agribank quảng trị (Trang 28 - 30)

Dư nợ bình quân cho vay tiêu đdùng Tổng dư nợ bình quân

3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Về phía Ngân hàng:

+ Chính sách tín dụng: Trong thời gian vừa qua, chính sách tín dụng của Chi nhánh đã có những thay đổi phù hợp với yêu cầu mới. Tuy nhiên, lãi suất và hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là cho vay theo món và

cho vay theo hạn mức tín dụng. Thêm vào đó, các thủ tục cho vay còn nhiều phức tạp. Điều này đã làm tăng thời gian và chi phí giao dịch, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả Ngân hàng và doanh nghiệp.

+ Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là điều kiện không thể thiếu khi mở rộng tín dụng cho Ngân hàng. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác thu thập và xử lý thông tin như đặt các loại báo, tạp chí Ngân hàng,... Tuy nhiên, một thực tế cho thấy các thông tin tín dụng thường không đầy đủ, chính xác và thiếu tính thời sự. Vấn đề ở đây là Ngân hàng và cán bộ tín dụng có đủ năng lực để chọn lọc, xử lý thông tin hay không?

+ Về chất lượng tín dụng:

Đứng trên góc độ Ngân hàng, ta có thể nhận thấy, tỷ lệ dư nợ còn thấp so với khả năng cung ứng. Quy trình tín dụng mặc dù đã được phổ biến một cách cụ thể nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định. Bên cạnh đó, việc thẩm định dự án thường chỉ dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm một số thông tin thu thập từ bên ngoài nhưng nhiều khi công tác này chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Do đó, công tác mở rộng tín dụng bị hạn chế, hiệu quả cho vay chưa cao.

+ Về tài sản thế chấp: Vừa qua, phòng Kế hoạch - Thẩm định đã phối hợp với các phòng tín dụng tiến hành rà soát tính pháp lý của hồ sơ đảm bảo. Tuy chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhưng như đã trình bày ở trên, hầu hết các khách hàng vay vốn đều phải có tài sản thế chấp. Trong công tác định giá, hiện nay Chi nhánh thường định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Trong số các tài sản thế chấp mà khách hàng sử dụng thì chủ yếu là đất đai, nhà ở và các bất động sản khác. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với những tài sản thế chấp là các loại hình máy móc, thiết bị thì theo quy định, Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các đơn vị kinh tế thường không có được giấy tờ sử dụng tài sản đó. Việc cho vay không có tài sản đảm bảo chưa được áp dụng nhiều, cộng với những khó khăn trong việc định giá tài sản thế chấp đã ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.

Mặt khác, với số lượng văn bản pháp luật khổng lồ liên quan đến tài sản đảm bảo cùng hàng loạt các văn bản mới liên tục được ban hành trong nhiều năm, việc tiếp cận và hiểu sâu sắc tinh thần chủ đạo, nội dung chính sách trong các văn bản đó là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ của Chi nhánh còn trẻ, số năm kinh nghiệm chưa cao và còn thiếu nhiều thông tin. Tuy Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhưng kết quả vẫn chưa thực sự mong muốn. Các kiến thức về một thị trường kinh tế đầy sôi động và phức tạp chi phối đến từng hoạt động của doanh nghiệp trong khi khả năng nắm bắt thực tế của cán bộ chưa sâu. Điều này dẫn đến những sai sót trong việc điều tra, nghiên cứu, thẩm định các dự án, phương án vay vốn và dẫn đến những thiệt hại cho Ngân hàng sau này.

Một nguyên nhân khác dẫn đến việc Chi nhánh chưa mở rộng được khách hàng cho mình là do công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của Chi nhánh chưa tốt. Do đó, nhiều doanh nghiệp và cá nhân nghĩ rằng, được vay vốn Ngân hàng là rất khó khăn. Phần lớn họ không nắm được các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để vay vốn dẫn đến việc phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và chi phí cho cả hai bên. Điều này làm cho khách hàng chưa thực sự thấy thoải mái khi đến vay vốn Ngân hàng.

Về phía khách hàng

+ Nguyên nhân đầu tiên là do khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Điều này do hạn chế về vốn và khả năng lập dự án. Vốn nhỏ kéo theo trình độ thiết bị, công nghệ không có khả năng thay mới thường xuyên, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Công tác quản lý Nhà nước về việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được chú ý đúng mức, nhiều doanh nghiệp còn ghi chép theo kiểu sổ chợ dẫn đến việc thu thập và đánh giá thông tin của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro gặp khó khăn và thiếu chính xác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro vốn tín dụng của Ngân hàng.

+ Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, còn nhiều sơ hở làm nảy sinh tiêu cực. Công tác quản lý tài chính còn nhiều bất cập, do vậy báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại agribank quảng trị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w