2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.4.1. Giải pháp chung
- Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.
- Về phía chính quyền xã: có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.
3.4.1.2. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp và chuyển giao các công nghệ mới về sản xuất và thâm canh các giống mới.
- Xây dựng các mô hình thâm canh sản xuất có hiệu quả và nhân rộng các mô hình trên địa bàn xã.
- Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Hợp tác xã nên nghiên cứu kỹ giống trước khi đưa vào sản xuất tránh hiện tượng giống bị bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất.
3.4.1.3. Nhóm giải pháp về thị trường
- Củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.
- Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua tại các thôn.
- Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.
3.4.1.4. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi từ trạm bơm nước về các xứ đồng.
- Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã.
3.4.1.5. Nhóm giải pháp về tín dụng
- Thành lập các tổ tín dụng
- Kết hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay.
- Ưu tiên phân bố cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả. - Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội và có lãi suất hợp lý.