Hiệu quả về mặt môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại xã thượng trưng, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Đánh giá tính bền vững về mặt môi trường là một việc làm quan trọng, qua đó giúp cho ta biết được phương thức canh tác đã hợp lý hay chưa, vấn đề sử dụng đất còn gì bất cập hay không? Và từ đó ta có thể hạn chế đến mức tối thiểu những tiêu cực của loại hình sử dụng đất đó gây ra cho môi trường xung quanh.

* Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất hay còn gọi cách khác là số vụ /năm, là một xã

Biểu đồ 3.2: Hệ số sử dụng đất giai đoạn 2010-2012

( Đơn vị tính: lần)

Nguồn: [6]

Trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng lên dẫn tới nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Do vậy vấn đề nâng cao hệ số sử dụng đất là điều rất cần thiết, trong thời gian tới cần có sự thay đổi cây trồng phù hợp để nâng số vụ gieo trồng trong năm, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chọn lựa những giống cây trồng có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nâng cao hệ số sử dụng đất.

* Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,

chất thải từ chăn nuôi làm ảnh hưởng trực tiếp môi trường sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.11: Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng năm 2012 Cây

trồng

Lượng phân bón thực tế Lượng phân bón tiêu chuẩn N(kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) N(kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha)

Lúa xuân 196 420 140 120-130 80-90 30-60 Lúa mùa 210 420 140 80-100 50-60 0-30 Ngô 420 140 56 120-150 70-90 60-90 Đỗ tương 100 280 58 40 60 60-90 Lạc xuân 120 285 80 20-30 40-80 40-100 Lạc đông 140 285 80 20-30 40-80 40-100 Rau 260 490 200 180-200 90-120 150-240 Cây Ăn quả 400 330 320 180-200 90-120 150-240

Nguồn: [2] và số liệu điều tra

Từ bảng số liệu ta thấy:

- Mức sử dụng phân bón nhìn chung là chưa cân đối. Một số loại cây trồng sử dụng lượng phân bón cao hơn tiêu chuẩn 2-3 lần.

- Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng vượt quá mức cho phép 2-3 lần. - Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước của khu vực.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại xã thượng trưng, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)