Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại xã thượng trưng, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 37)

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.2.Hiện trạng sử dụng đất

* Cơ cấu sử dụng đất

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Thượng Trưng năm 2012

Nguồn:[6]

Thượng Trưng là một xã nông nghiệp với 68,73 % diện tích đất nông nghiệp. Lao động và thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Trong khi đó một diện tích đất chưa sử dụng là không có. Vì vậy, trong tương lai đất nông nghiệp sẽ không tăng thêm mà còn bị giảm xuống do quá trình đô thị hóa. Điều đó sẽ dẫn đến một điều là cơ cấu sử dụng đất sẽ bất hợp lý. Trong tương lai cần có chính sách bảo vệ hoặc có thể mở rộng những diện tích có thể sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân.

* Tỷ lệ sử dụng đất:

Bảng 3.2: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích đất nông nghiệp ha 404,12 403,38 401,96 Tổng diện tích đất tự nhiên ha 584,82 584,82 584,82

Tỷ lệ sử dụng đất % 69,1 68,98 68,73

Nguồn:[6]

Là một xã đồng bằng tỷ lệ sử dụng đất của xã ở mức khá. Nhưng đang có nguy cơ giảm dần qua các năm.

Nguyên nhân có xu hướng giảm như vậy là do quá trình đô thị hoá và gia tăng dân số làm cho một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác như : đất ở, đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình công cộng…Kéo theo tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Việc đất nông nghiệp giảm như vậy có tác động to lớn đối với người dân trong xã vì khoảng 70% dân số của xã là sản xuất nông nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nếu tiếp tục giảm như vậy sẽ không đảm bảo an ninh lương thực cho xã.

Tuy nhiên, việc giảm như vậy cũng hợp lý đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm qua và trong tương lai vì nó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật tạo tiền đề cho sự phát triển, góp phần nâng cao mức sống của người dân, thay đổi bộ mặt xã hội. Do vậy, bên cạnh những kết quả đạt đựơc thì thời gian tới UBND xã cần cố gắng để có những biện pháp cải tạo, phục hoá đất chưa sử dụng thông qua kế hoạch hằng năm đưa quỹ đất chưa sử dụng đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhằm khai thác triệt để quỹ đất hiện có phù hợp với tiềm năng của địa phương.

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012 thì tổng diện tích tự nhiên đất đai trong ranh giới hành chính của xã là 584,82 ha.

Đất nông nghiệp: 401,96 ha, chiếm 68,73 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp: 182,86 ha, chiếm 31,27 % tổng diện tích đất tự nhiên

Đất chưa sử dụng: 0 ha, chiếm 0 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thượng Trưng năm 2012

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích đất tự nhiên 584,82 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 401,96 68,73

1.1 Đất chuyên trồng lúa nước DLN 302,56 75,27

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 15,6 3,88

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 13,8 3,43

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 59,6 14,83

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 10,4 2,59

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 182,86 31,27

2.1 Đất khu dân cư nông thôn DNT 118,76 64,95

2.2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 3,5 1,91

2.3 Đất quốc phòng CQP 8,0 4,37

2.4 Đất an ninh CAN 9,0 4,92

2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 12,3 6,73

2.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,2 0,66

2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,4 5,69

2.8 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 18,9 10,34

2.9 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,8 0,43

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 0 0

3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thượng Trưng năm 2012

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 401,96 100

1.1 Đất chuyên trồng lúa nước DLN 302,56 75,27

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 15,6 3,88

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 13,8 3,43

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 59,6 14,83

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 10,4 2,59

Nguồn:[6]

Số liệu ở bảng trên cho thấy quỹ đất nông nghiệp của xã năm 2012 chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng diện tích tự nhiên của xã ( 68,73%). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 82,6 %. So với diện tích đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản chiếm một diện tích nhỏ ( 17,4 %). Phần lớn lao động trong xã đều sản xuất nông nghiệp, vì vậy bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị đất đai bằng việc sử dụng các loại giống, cây trồng mới có năng suất, chất lượng và tăng định mức đầu tư trên một đơn vị hợp lý là những giải pháp cần thiết cho người nông dân.

Đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để trồng cây hàng năm, nhưng cơ cấu không đa dạng mà chủ yếu là lúa, ngô, đỗ. Trong điều kiện vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây hàng năm là một hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, một cơ cấu cây trồng nghèo nàn sẽ làm gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xảy ra thiên tai như hạn hán và lũ lụt.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại xã thượng trưng, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 37)