Giải pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu thực trạng ngành thương mại tỉnh bắc giang từ 2006 - nay (Trang 78 - 87)

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thị tường và hoạt động dịch vụ thương mại để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại phát triển, cần tăng cường quản lý nhà nước.

+ Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại, tổ chức thu thập xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng thị trường trong Tỉnh và xu thế phát triển của thị trường trong nước; hướng dẫn tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm;

+ Tổ chức hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại, quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại;

+ Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, tham nhũng và các hành vi kinh doanh trái pháp luật.

- Giải pháp về thông tin, nghiên cứu thị trường và tiếp thị

Để đảm bảo hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh có hiệu quả cần:

+ Nhà hoạch định chính sách hoạch định chiến lược phát triển thị trường trong tầm nhìn dài hạn;

+ Thu thập và phổ biến thông tin thị trường một cách kịp thời cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại;

+ Cơ quan quản lý tổ chức nhiều hơn các chương trình xúc tiến thương mại trong Tỉnh nhằm nâng cao chất lượng thông tin thương mại, đáp ứng kịp thời yêu cầu của quản lý và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

3) Giải pháp về không gian và cơ sở vật chất thương mại

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và mở rộng không gian phát triển dịch vụ thương mại

+ Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch của Tỉnh và hoàn thành quy hoạch của các huyện, xã để có cơ sở phát triển thương mại trên địa bàn Tỉnh;

+ Mở rộng địa bàn kinh doanh ở thành thị và nông thôn. Hình thành các trung tâm thương mại tại các đô thị như siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ ở huyện, xã và dọc theo các trục đường giao thông;

+ Hoàn chỉnh chi tiết của thành phố, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức kinh doanh và hộ gia đình đầu tư phát triển kinh doanh thương mại cùng chủng loại trên từng tuyến phố, khu vực nhất định để thuận lợi cho việc mua bán của nhân dân;

+ Ngoài các thị trường trên, cần nghiên cứu phát triển, khuyến khích các đơn vị kinh doanh mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận trong Tỉnh.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ thương mại

Trong thời gian tới, Tỉnh Bắc Giang cần nhanh chóng triển khai các công việc sau: + Tập trung chỉ đạo, quản lý điều hành lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng một cách chặt chẽ và hiệu quả;

+ Chủ động và phối hợp với Trung ương thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và Tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình khác để nâng cấp hạ tầng thương mại;

+ Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới theo qui hoạch tổng thể và chi tiết của Tỉnh;

+ Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương để xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông đều rộng khắp chất lượng hệ thống thông tin liên lạc, phục vụ cho dịch vụ bưu chính viễn thông của Tỉnh.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thương mại

+ Phát triển thương mại nội Tỉnh

Tiến hành khảo sát, quy hoạch địa điểm để xây dựng TTTM, trung tâm hội chợ - triển lãm, các siêu thị lớn và nhỏ trên địa bàn Tỉnh.

Trong giai đoạn 2015 - 2020 Tỉnh đã dự thảo + Xây dựng mới hoàn toàn: 31 siệu thị, 30 TTTM + Xây dựng TT hội chợ - triển lãm : 5

+ Tại các khu đô thị mới, xây dựng siêu thị mini, các cụm thương mại, dịch vụ tổng hợp, phục vụ cho nhu cầu đời sống của dân cư trên địa bàn.

Phát triển mạng lưới chợ của Tỉnh

- Phát triển mạng lưới chọ trên địa bàn Tỉnh phải phù hợp với quy hoạch tổng thể Tỉnh Bắc Giang. Đổi mới mô hình tổ chức quản lý khai thác chợ theo hướng văn minh, hiện đại;

- Chú trọng xây dựng các chợ ở các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, chợ ven đô kiên quyết xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc, khắc phục dần tình trạng buôn bán hàng rong, buôn bán trên vỉa hè, lòng lề đường;

- Giai đoạn 2015 - 2020 Tỉnh Bắc Giang phát triển mới 50 chợ, hình thành một số khu vực kinh doanh thương mại đặc thù như chợ đêm, chợ cuối tuần để thu hút khách du lịch.

Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu

- Có những chính sách quy định về cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động và quy mô cho những đại lý bán xăng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cấp cải tạo các cửa hàng xăng dầu hiện có và quy hoạch điều chỉnh bổ sung mạng lưới các điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020, có 110 cây xăng.

4) Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Tiến hành khảo sát đội ngũ lao động tham gia trong ngành thương mại trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phát triển thương mại trên địa bàn Tỉnh;

- Đào tạo lại đội ngũ cán bộ kinh doanh thương mại, đặc biệt là việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, năng lực kinh doanh;

- Nâng cao trình độ lao động trong các ngành, lĩnh vực quản lý và kinh doanh dịch vụ. Xây dựng nhiều trung tâm dạy nghề trong Tỉnh, các khóa đào tạo ngắn hạn và dài

hạn nâng cao kỹ năng tay nghề, kiến thức về kĩ thuật máy móc để lao động có thế tiếp xúc dễ dàng với công nghệ.

Đối với cán bộ làm công tác quản lý

- Rà soát lại trình độ, khả năng thực tế, có kế hoạch bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thương mại, đặc biệt là cán bộ trẻ.

Đối với lao động trong thương mại nhà nước

- Quan tâm đào tạo lại kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại để xây dựng đội ngũ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia về thương mại để có những chính sách đúng đắn cho phù hợp với tình hình, yêu cầu phát triển của Tỉnh.

Đối với thương nhân

- Thúc đẩy nâng cao trình độ quản lý, quản trị kinh doanh, bồi dưỡng kiến thức thương mại, ứng dụng những kiến thức về pháp luật trong hoạt động kinh doanh buôn bán nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, phục vụ xây dựng văn minh thương mại.

5) Giải pháp về hợp tác quốc tế, khu vực và địa phương khác

- Ưu tiên hàng đầu cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết thương mại với các vùng, các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh, thành phố nằm trên tuyến hành lang, kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh;

- Quan hệ liên kết giữa Bắc Giang với các địa phương khác trước hết hướng vào việc cung ứng và tiêu thụ các hàng hóa là những sản phẩm đặc sản và có lợi thế phát triển và khai thác tối đa lợi thế để tăng cường các quan hệ trao đổi hàng hóa;

- Phát triển các liên kết giữa thương nhân Bắc Giang với các doanh nghiệp sản xuất các tỉnh theo từng ngành sản phẩm chủ lực và các liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp thương mại của Bắc Giang và các tỉnh để đẩy mạnh quá trình tập trung hóa nguồn lực và mạng lưới kinh doanh hình thành tập đoàn phân phối chuyên doanh hoặc tập đoàn thương mại tổng hợp;

- Để mở rộng quan hệ liên kết thương mại với địa phương khác, tập trung thực hiện một số biện pháp như: Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường trọng điểm (đặc biệt là thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Quàng Ninh, Hải Phòng), thị trường các tỉnh lân cận, xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại để có hướng điều chỉnh phù hợp cơ cấu sản xuất và thương mại của mình; nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương có mối quan

hệ liên kết thương mại với Bắc Giang; tiến hành trao đổi, ký kết các thỏa hiệp cấp tỉnh với các địa phương khác về mua bán sản phẩm hàng hóa, cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh;

- Việc liên kết với các tỉnh lân cận của Bắc Giang tập trung trên một số phương diện sau: Khuyến khích phát triển cầu của thị trường, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết các kiến thức về kinh tế thị trường, về tiêu dùng cho dân cư thông qua các hình thức như: giáo dục cộng đồng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thành các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,..; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh có thẻ có tiếp cận được các thị trường khác trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và các dịch vụ tư vấn về thị trường, chất lượng và giá cả các sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh;

- Chủ động trong việc tạo lập các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ khác nhau và hình thức tổ chức với các thị trường ngoài nước có tính chiến lược như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, EU, ASEAN;

- Trong quá trình thu hút dự án đầu tư, chú trọng tới cấp độ công nghệ và xuất xứ công nghệ theo hướng sản phẩm tạo ra phải đạt được tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với một hay vài thị trường xuất khẩu hay sẽ được hưởng ưu đãi mậu dịch do xuất xứ công nghệ mang lại;

- Các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường; xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế; coi trọng chữ tín, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong tìm kiếm thị trường ở nước ngoài để thâm nhập. Có chế độ chính sách khuyến khích thỏa đáng các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở xác định mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại Bắc Giang trong thời gian tới. Khóa luận đã đề xuất năm nhóm giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển thương mại Bắc Giang đến năm 2020: Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách; nhóm giải pháp phát triển thị trường; nhóm giải pháp về phát triển không gian, cơ sở vật chất thương mại; nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế, khu vực và với địa phương khác.

Bắc Giang có vị trí quan trọng là cầu nối trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn kết thị trường các tỉnh trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng Sông Hồng. Nền kinh tế Bắc Giang trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Trong thời kì đổi mới vừa qua, cùng với sự phát triển các ngành khác, thương mại Bắc Giang bước đầu khai thác hợp lý các tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển phù hợp với định hướng chung của Tỉnh, xu thế phát triển thương mại của Việt Nam và quốc tế.

Hoạt động thương mại và thị trường nội tỉnh ngày càng mở rộng, đa dạng, phong phú, hệ thống KCHTTM đã được xây dựng, nâng cấp theo hướng đồng bộ và hiện đại, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, thông thoáng, phát huy tốt vai trò của các thành phần kinh tế. Nội thương phát triển trở thành động lực thúc đẩy ngoại thương phát triển.

Thương mại ngày càng khẳng định vai trò, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thể hiện ở sự đóng góp ngày càng lớn vào GDP toàn tỉnh, thúc đẩy ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thị trường và người dân.

Thương mại Bắc Giang dù đã có rất nhiều đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn tỉnh nhưng vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần được nhìn nhận một cách khách quan: Quy mô thương mại nội tỉnh còn nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các lĩnh vực, hệ thống KCHTTM thiếu về số lượng, kém về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp, sản phẩm hàng hóa dịch vụ chất lượng còn kém, khả năng liên kết với các địa phương trong phát triển thương mại còn hạn chế, công tác quản lý nhà nước về thương mại tồn tại nhiều bất cập làm thương mại toàn tỉnh chỉ phát triển về số lượng nhưng chưa phát triển về chất lượng.

Để thương mại Bắc Giang có thể phát triển tốt việc cần thiết là phải tích cực kêu gọi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành, Trung ương, có sự phối hợp thống nhất, cân dối giữa các ngành, các địa phương, tận dụng tối đa những lợi thế về vị trí kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế và tổ chức, quản lý nhà nước về thương mại một cách thống nhất, hiệu quả góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại của Tỉnh.

1. Nghị định số 02/2003/NĐ - CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Nghị định số 114/2009/ NĐ - CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/ NĐ - Cp ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nghị định số 84/2009/NĐ - CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về

kinh doanh xăng dầu.

3. Nghị định số 107/2009/NĐ - CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về

kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

4. Quyết định số 27/2007/QĐ - TTg, ngày 14 tháng 01 năm 2003 ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng 2020.

5. Quyết định số 98/2008/QĐ - TTg, ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020.

6. Quyết định số 05/2009/QĐ - TTg, ngày 09/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang; và quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực liên quan trên địa bàn tỉnh. 7. Quyết định số 23/QĐ - TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án " Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020".

8. Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII.

9. Quyết định số 422/QĐ - UBND ngày 10/4/2012 và Quyết định số 744/QĐ - UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển thương mại Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

10. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang 11. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2008), Giáo Trình Kinh tế Thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo kế hoạch xây dựng ngành thương mại năm 2013.

13. GS.TS. Hoàng Đức Thân (2011), Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu

Một phần của tài liệu thực trạng ngành thương mại tỉnh bắc giang từ 2006 - nay (Trang 78 - 87)