Vị trí, vai trò của ngành thương mại tỉnh BắcGiang

Một phần của tài liệu thực trạng ngành thương mại tỉnh bắc giang từ 2006 - nay (Trang 40 - 49)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Vị trí, vai trò của ngành thương mại tỉnh BắcGiang

2.2.1. Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP của tỉnh

1) Tổng mức bán lẻ hàng hóa

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ không ngừng tăng qua các năm: Năm 2011 đạt 9.539,7 tỷ đồng; tăng gấp 2,98 lần so với năm 2006, tăng trưởng bình quân đạt 24,45 % năm. Trong những năm gần đây các

doanh nghiệp nhà nước đã từng bước chuyển đổi hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, tuy chỉ chiếm có 10% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa nhưng đã thực hiện vai trò cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh...đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.

- Cơ cấu doanh nghiệp ngoài nhà nước cao, vai trò của doanh nghiệp được khẳng định nhất là thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào xã hội là một yếu tố tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân nhưng cũng là yếu tố hạn chế quá trình tổ chức hoạt động thương mại, tổ chức thị trường trên địa bàn theo hướng hỗ trợ cho sản xuất quy mô lớn phát triển.

- Tính theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng cao, đạt 86% trong TMBLHH; các ngành Du lịch, dịch vụ, khách sạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt khoảng 6 triệu đồng/người, tăng gấp 3 lần so với năm 2006.

- Thông qua tổng mức bán lẻ hàng hóa của Bắc Giang cho thấy mức độ lưu chuyển hàng hóa xã hội của Tỉnh phát triển chậm hơn và thấp hơn, do đó chưa thúc đẩy tiêu dùng của dân cư phát triển, vẫn còn tính tự cung, tự cấp và sức mua của dân cư trên địa bàn tỉnh chưa được cải thiện rõ rệt.

Qua số liệu thống kê cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa của Tỉnh luôn thấp hơn Lạng Sơn theo các năm từ 2006 - 2011, so với Bắc Ninh thì tỷ trọng mức BLHH của Bắc Giang chưa bằng 50 %, một tỷ lệ quá thấp với một tỉnh có cùng điều kiện để phát triển kinh tế.

- Điều này cho thấy quy mô phát triển thương mại ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đảm bảo phát triển theo chiều sâu vì tỷ lệ so với toàn vùng có dấu hiệu giảm dần, cho thấy các tỉnh khác đã có đóng góp lớn hơn so với Bắc Giang vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Bảng 2.7: Tổng mức BLHH của Bắc Giang theo giá thực tế ĐVT: Tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2011 1. Bắc Giang 3.201 4.056 7.489 9.539 2. Lạng Sơn 2.858 5.303 8.279 10.592 3. Bắc Ninh 5.050 9.888 17.336 19.454 4. TDMNPB 29.803 50.542 78.020 98.512 Bắc Giang/ Bắc Ninh 64 41 43 49 BắcGiang/TDMNPB 10 8 10 9 Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống

Biểu đồ 2.1: Tổng mức bản lẻ hàng hóa Tỉnh Bắc và so sánh với tỉnh khác

- Để thương mại đạt được tốc độ tăng trưởng cao, các cơ quan quản lý cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, phát huy tiềm năng lao động đầu tư phát triển ngành thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, ứng dụng khoa học, đầu tư theo chiều sâu nhằm sản xuất mặt hàng chủ lực: phân bón, cơ khí chế tạo, điện tử, may mặc, da giày...Đồng thời đẩy nhanh công nghiệp chế biến nông lâm sản vì Bắc Giang có lợi thế về vùng nguyên liệu như gỗ, vải thiều, đậu tương.

0 20000 40000 60000 80000 100000 2006 2008 2010 2011 Tỷ đồng Năm

Tổng mức BLHH của Bắc Giang theo giá thực tế

Bắc Giang

Bắc Ninh

2) GTTT ngành thương mại

Bảng 2.8: GTTT ngành thương mại tỉnh Bắc Giang theo giá thực tế

ĐVT: Tỷ đồng; % Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2011 1. GDP thương mại Bắc Giang 312,9 376,9 422,3 443,6 GDP thương mại/ Tổng GDP 3,5 3,6 3,7 4,1 2. GDP thương mại Lạng Sơn 326,5 422,7 425,8 456,2 3. GDP thương mại Bắc Ninh 351,8 476,4 523 583,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang Biểu đồ 2.2: Đóng góp của ngành thương mại vào GDP toàn tỉnh

- Với tỷ trọng như vậy, ngành thương mại đóng góp rất nhỏ vào sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ, cũng như đóng góp vào GDP chung của Tỉnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên hoạt động thương mại đã góp phần tích cực vào phát triển sản xuất, thúc đẩy giao thương hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường và bước đầu cũng phát huy được lợi thế của các địa phương trong tỉnh, giữa thị trường của Tỉnh với các tỉnh

3.5 96.5 2006 GTTT ngành TM GTTT ngành khác 4.1 95.9 2011

lân cận, thị trường cả nước và thị trường ngoài nước; tạo ra giá trị tăng thêm cho nền kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

3) Kim ngạch xuất nhập khẩu

Những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tình hình xuất khẩu của Tỉnh có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trước.

+ Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 761,8 triệu USD, tăng 8,6 lần so với năm 2006, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 54,9%/năm, cao hơn so với cả nước (19%/năm).

- Hoạt động xuất khẩu của Tỉnh có chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu đến 67,6%, điều này cho thấy Tỉnh bước đầu đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề phát triển ngành thương mại.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tỉnh Bắc Giang

- Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn về chủng loại và tăng cao về lượng, đến nay mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, một số mặt hàng công nghệ cao (vi mạch điện tử, các thiết bị bán dẫn, bản phím mạch mềm điện tử...) đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời tác động tích cực đến

0 20 40 60 80 100 2006 2008 2010 2011 % Năm

Kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh phân theo nhóm hàng

Hàng công nghiệp Hàng tiểu thủ công nghiệp Hàng nông sản thực phẩm

sản phẩm trong nước. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là linh kiện điện tử, may mặc, lương thực, rau quả đóng hộp.

Bảng 2.9: Kim ngạch và cơ cấu nhóm hàng XNK của tỉnh Bắc Giang

ĐVT: Triệu USD Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2011 1. Kim ngạch XNK 173,4 327,6 709 1553,8 1.1. Xuất khẩu 88,6 117,2 333 761,8 Cơ cấu nhóm hàng XK:% - Hàng nông sản thực phẩm 40 32 30 28

- Hàng tiểu thủ công nghiệp 11 7 5 6

- Hàng công nghiệp 49 61 65 66

1.2. Nhập khẩu 84,8 210,4 376 772

Cơ cấu nhóm hàng NK:%

- Tư liệu sản xuất 53 31 40 42

- Hàng tiêu dùng 47 69 60 58

Cán cân XNK 3,17 -93,2 -43 -10,2

XNK/GDP (%) 39 48 73 123

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang - Nhập khẩu

+ Kim ngạch nhập khẩu cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh, bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 55,75% cao hơn so với cả nước(18,7%/năm), năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đạt 772 triệu USD, tăng 9,1 lần so với năm 2006.

Từ năm 2007, tình hình nhập khẩu cũng bắt đầu biến động mạnh. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu của Tỉnh dường như chỉ tăng nhanh đột biến ngay sau khi nước ta gia nhập WTO, nhưng sau đó tăng chậm lại. Điều này có thể là do Việt Nam đã dần thích ứng với cuộc chơi trong WTO, ở cả cấp hoạch định chính sách và cấp doanh nghiệp. Nhập khẩu tăng trước hết là để bù đắp chênh lệch đầu tư - tiết kiệm do đầu tư tăng mạnh.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Bắc Giang qua các năm

Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh là do: (i) Thu nhập tăng, cộng với hiệu ứng thu nhập từ tài sản tăng; (ii) Giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu;

(iii) Nhu cầu sản xuất trong nước (kể cả của khu vực FDI), nhất là phương thức gia công - xuất khẩu còn khá phổ biến.

- Tính theo tỷ lệ kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa trên GDP, độ mở thương mại của Bắc Giang đã tăng gần như liên tục, từ 39% năm 2006 lên 48% vào năm 2008. Độ mở thương mại tăng nhanh chóng kể từ năm 2010 và đạt tới 123% vào năm 2011.

Bên cạnh những thành công, bức tranh xuất - nhập khẩu Bắc Giang còn bộc lộ những bất cập.

Một là, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gia công và nguyên liệu thô. Tính riêng trong năm 2011, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nguyên liệu thô khai thác còn lớn. Nông, lâm - thủy sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế chiếm tỷ trọng cao, chiếm 25% trong tổng kim ngạch nhóm hàng xuất khẩu.

Hàng gia công, lắp ráp còn lớn (chỉ tính riêng dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và một số loại khác có kim ngạch chiếm 29%). Chỉ với 3 nhóm trên đã chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả Tỉnh. 0 200 400 600 800 2006 2008 2010 2011

Kim ngạch xuất nhập khẩu Bắc Giang

Xuất khẩu Nhập khẩu

Số liệu thống kê cũng cho thấy, suốt giai đoạn từ nửa cuối năm 2010 đến hết năm 2011, trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, điện thoại các loại và linh kiện điện tử luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả Tỉnh.

- Điều này cho thấy, cơ cấu hàng xuất khẩu đang có sự chuyển dịch dần từ xuất nguyên liệu thô sang các mặt hàng gia công.

Hai là, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Bắc Giang còn thấp. Mặc dù, xuất khẩu của Bắc Giang đang dần xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường cả nước. Tuy nhiên, Bắc Giang lại chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu chủ yếu ở nhóm hàng hóa cơ bản, như: khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông sản, hàng dệt may, da giày, và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn, nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới, có chi phí lao động thấp.

- Khá nhiều các mặt hàng xuất khẩu, kể cả những mặt hàng có kim ngạch lớn chưa có thương hiệu riêng (đặc biệt là nông sản) xuất khẩu thường phải thông qua đối tác khác, nên giá bán thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác.

- Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Bắc Giang chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý... để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu Bắc Giang hiện nay, ở chừng mực nào đó, chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm.

Ba là, còn nhập siêu lớn ở những thị trường gần, phần lớn thị trường không phải là công nghệ nguồn, thậm chí là kỹ thuật - công nghệ thấp, hoặc đã được họ chuyển giao lại trong quá trình hiện đại hóa. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ).

Điều đáng buồn là, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên phụ liệu, mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Bắc Giang đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ kỹ của khu vực, trong lúc chưa tiếp cận được công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển.

Bốn là, khối đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Trong đó đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp FDI, với giá trị xuất khẩu là 33,8 % trong tổng kim ngạch XK; trong khi giá trị nhập khẩu của khối này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 52,7 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Tỉnh.

- Điều này được giải thích là do họ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong Tỉnh vẫn đang suy yếu. Hiện trạng này cho thấy, sức khỏe và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội Tỉnh là rất có vấn đề.

Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong bức tranh xuất – nhập khẩu Bắc Giang, trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục khai thác mở rộng thị trường thương mại. Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ. Xây dựng chính sách cụ thể và phù hợp về phát triển thị trường trong nước.

Thứ hai, sử dụng các biện pháp hợp pháp quản lý nhập khẩu. Việc xây dựng hàng

rào kỹ thuật trong khuôn khổ các quy định của WTO để quản lý nhập khẩu.

Thứ ba, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.

2.2.2. Đóng góp của ngành thương mại vào phát triển các ngành khác

Đối với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp: Các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp được hệ thống phân phối của thương mại phát luồng, phân phối đến nơi tiêu thụ và người tiêu dùng, do vậy đã góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp phát triển và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn.

Đối với dịch vụ Du lịch: Với các sản phẩm làng nghề truyền thống, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ được sản xuất trên địa bàn, thông

qua hoạt động dịch vụ, buôn bán tại các khu điểm du lịch luôn được giới thiệu và bán hàng cho các khách du lịch, tạo dấu ấn cho khách du lịch về các sản phẩm của địa phương...góp phần tăng doanh thu cho ngành dịch vụ du lịch.

Đối với dịch vụ Ngân hàng: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển tốt, tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất được, nhu cầu đầu tư tăng nên dịch vụ ngân hàng sẽ có cơ hội giải ngân vốn cho doanh nghiệp, giảm bớt nợ xấu và cùng phát triển.

Đối với lao động: Hoạt động thương mại sẽ giải quyết được nhiều lao động để thực hiện việc trao đổi, mua bán hàng hóa. Các cơ sở hoạt động thương mại, phát

Một phần của tài liệu thực trạng ngành thương mại tỉnh bắc giang từ 2006 - nay (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)