6. Bố cục khóa luận
2.3. Thực trạng phát triển của ngành thương mại tỉnh BắcGiang
1) Thực trạng lực lượng kinh doanh
a. Các cơ sở kinh doanh thương mại
- Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt nam nói chung những năm qua, thương mại là một trong những lĩnh vực diễn ra quá trình đổi mới sớm nhất và nhanh nhất, có sự tham gia mạnh mẽ của nhiều thành phần kinh tế và và nhiều hình thức, cấp độ và quy mô tổ chức khác nhau. Đến nay, các hoạt động thương mại đã trở nên đa dạng, đa chiều, được trải rộng và ngày càng sâu sắc.
Cùng với quá trình đó, hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại trên phạm vị cả nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng thay đổi mạnh mẽ, cơ chế hành chính trong hệ thống tổ chức được thay thế bằng cơ chế lợi ích và cạnh tranh ngay trong cùng một thành phần kinh tế và giữa các thành phần kinh tế với nhau.
- Theo số liệu khảo sát, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 23.762 cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó doanh nghiệp nhà nước có 04; doanh nghiệp ngoài nhà nước có 888; hợp tác xã thương mại có 56 và khoảng 22.814 hộ kinh doanh cá thể.
Doanh nghiệp thương mại nhà nước
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nên số doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh chỉ còn 04 doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nhà nước. Thương mại nhà nước sau thời kỳ cổ phần hóa đã có sự chuyển đổi về phương thức kinh doanh, trở nên năng động
hơn, có chuyển biến mạnh trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế được cải thiện, năng suất lao động tăng lên, tài sản được quản lý và sử dụng có hiệu quả.
Doanh nghiệp thương mại ngoài nhà nước
- Doanh nghiệp thương mại ngoài Nhà nước bao gồm các Công ty tư nhân, cổ phần và công ty TNHH hoạt động thương mại. Đây là lực lượng phát triển nhanh cả về số lượng và phạm vi hoạt động, đến nay có khoảng 888 doanh nghiệp thương mại ngoài Nhà nước hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh, tăng 614 doanh nghiệp so với năm 2006.
- Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp này chủ yếu là : Kinh doanh máy móc, thiết bị, xăng dầu, khí đốt, vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Sự tham gia của khu vực kinh tế này trong hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế, chưa có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu quy mô lớn, chủ yếu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nội địa.
Các hộ kinh doanh cá thể
- Trái ngược với xu thế phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, số hộ kinh doanh cá thể ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô. Đến nay, toàn tỉnh có 22.814 hộ cá thể kinh doanh thương mại( chiếm 96% tổng số đợn vị kinh doanh thương mại tỉnh), nằm ở hầu hết các thôn, xã, phường trong toàn tỉnh, đây là khu vực kinh tế có sự đóng góp cao nhất trong TMLCHH hàng năm( khoảng 74%).
- Hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể về phạm vi, không gian và quy mô hoạt động cũng như sự phong phú, đa dạng về loại hình tổ chức hoạt động, từ những hình thức kinh doanh theo phương thức truyền thống đến nay một số hộ đã thực hiện theo phương thức kinh doanh hiện đại, sử dụng ứng dụng của khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNTM
Số liệu thống kê cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của DNTM tỉnh Bắc Giang rất thấp, lúc tăng lúc giảm. Chỉ tính riêng trong năm 2011, các DNTM tỉnh Bắc Giang bỏ ra 1 đồng vốn nhưng chỉ thu được 0,039 đồng lợi nhuận .
Bảng 2.10 : Quy mô vốn và lợi nhuận của DNTM tỉnh Bắc Giang ĐVT: Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2010 2011 1. Vốn kinh doanh 240,14 183,20 314,68 397,07 507,52 2. Lợi nhuận 6.256 4.861 1.897 16.134 19.987 3.Lợi nhuận/ Vốn kinh doanh 0.026 0.025 0.006 0.04 0.039
Nguồn: Sở Công Thương Bác Giang
- Năm 2008 lợi nhuận vốn là thấp nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu cho nên các doanh nghiệp thương mại tỉnh Bắc Giang tỷ lệ lợi nhuận gần như bằng không. Nhìn chung, với số liệu thống kê và kết quả tính toán như trên, nếu đem so với lãi suất huy động của ngân hàng thì hoạt động kinh doanh của DNTM được đánh giá là không hiệu quả. Thực tế thấy rằng, doanh nghiệp Bắc Giang vẫn còn yếu kém và trình độ còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật yếu kém, vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa rõ ràng. Nhu cầu về vốn, về đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp thương mại khá lớn nhưng khả năng tiếp cận tài chính còn hạn chế.
- Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp thương mại Bắc Giang đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh, cũng như đẩy nhanh phát triển kinh tế Tỉnh. Doanh nghiệp thương mại đã giải quyết bớt khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh, góp phần hình thành vùng chuyên canh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh, tiềm năng của Tỉnh.
b. Thực trạng lao động thương mại
- Trong các ngành kinh tế, ngành thương nghiệp là một trong những ngành sử dụng khá nhiều lao động và có khả năng thu hút nhiều lao động xã hội, nhất là lao động phổ thông ở các khu vực đô thị và vùng nông thôn.
- Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2006 - 2011 Quy mô lao động trong ngành thương mại có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 4,9% (năm 2006) lên 5,9% (năm
2011) và trong khu vực dịch vụ tăng từ 34% (năm 2006) lên 37,2% (năm 2011). Hiện tỷ lệ lao động ngành thương nghiệp trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh đứng thứ ba, sau ngành nông - lâm nghiệp và công nghiệp.
- Tốc độ tăng lao động trong ngành thương mại bình quân đạt 6,5%/năm, tăng nhanh hơn lực lượng lao động xã hội trên địa bàn tỉnh(1,6%/năm) và lao động trong các ngành dịch vụ( 5,2%/năm) trong giai đoạn 2006- 2011.
Bảng 2.11: Số lượng lao động của ngành thương mại tỉnh Bắc Giang
ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2011 1. Bắc Giang 44.64 47.70 54.54 58.12 2. Lạng Sơn 41.82 42.91 57.41 60.38
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn
- Có thể nói ngành thương mại đang đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, so với tỉnh khác, vai trò này của ngành thương mại trên địa bàn của tỉnh còn khá thấp. Đây là một hướng quan trọng để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm tới. Ngoài ra, trong những năm vừa qua lao động thương mại trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo cung cấp hàng hóa tiêu dùng, vật tư sản xuất.
- NSLĐ thương mại: NSLĐ thương mại của Tỉnh (theo giá thực tế) trong giai đoạn 2006 - 2011 tăng cao, đạt bình quân 34,2%/năm.
Năm 2011 đạt 38,4 triệu đồng/người, gấp 2,42 lần NSLĐ ngành nông, lâm nghiệp (đạt 15,14 triệu đồng/người), còn lại đều thấp hơn rất nhiều so với NSLĐ của các ngành khác của Tỉnh; bằng 92,61% NSLĐ chung toàn Tỉnh (39,7 triệu đồng/người); bằng 61,6% NSLĐ thương mại cả nước (62,3 triệu đồng/người); bằng 96% NSLĐ thương mại tỉnh Lạng Sơn (40 triệu đồng/người), bằng 80 % NSLĐ thương mại tỉnh Bắc Ninh (48 triệu đồng/người).
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh và Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2.5: Năng suất lao động thương mại Tỉnh Bắc Giang
- Các số liệu trên cho thấy NSLĐ thương mại của Tỉnh mặc dù tăng nhanh nhưng quy mô còn thấp so với NSLĐ chung toàn Tỉnh, với tỉnh Lạng Sơn và với cả nước. Điều đó phản ánh trình độ lao động thương mại của Tỉnh còn yếu, lao động thương mại chưa có đóng góp nhiều cho phát triển toàn ngành thương mại và của nền kinh tế.
- Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động qua đào tạo còn thấp, việc đào tạo chưa hợp lý giữa các ngành nghề; việc phân bố và sử dụng lao động còn chưa hợp lý, hệ thống đào tạo thiên về lý thuyết, tác phong làm việc của lao động thiếu kỷ luật. Năng suất lao động thấp là yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là về chất lượng, là yếu tố tiềm ẩn làm mất cân đối kinh tế vĩ mô (lạm phát tăng, nhập siêu) là lực cản trực tiếp đến thu nhập của người lao động, dẫn đến tiêu dùng các loại hàng hóa cũng giảm theo.
- Nâng cao năng suất phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao năng suất lao động thương mại có thể đạt được thông qua việc tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp; phải cơ cấu lại kinh tế của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, thay đổi cơ cấu đầu tư và chính sách sử dụng nguồn nhân lực cũng như thay đổi một cách căn bản để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thương mại và toàn nền kinh tế.
0 20 40 60 80
Bắc Giang Bắc Ninh Lạng Sơn Cả nước
38.4
48
40
62.3
Triệu đồng/người NSLĐ thương mại Bắc Giang
2) Thực trạng vốn đầu tư vào ngành thương mại
- Giai đoạn 2006 - 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng của kinh tế thế giới và lạm phát trong nước tăng cao nên thực hiện vốn đầu tư xã hội vào ngành thương nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2011 thấp, chỉ đạt bình quân 16,1%/năm, trong khi đó, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh đạt tốc độ tăng bình quân 34,2%/năm.
Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội vào ngành thương nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này cũng không ổn định, năm 20006 chiếm 8,6%, năm 2010 chiếm 4,1%. Nhìn chung, vốn đầu tư phát triển vào ngành thương nghiệp, sửa chữa đứng thứ tư, chỉ sau các ngành công nghiệp chế biến, nông - lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.12: Thực hiện vốn đầu tư xã hội trong ngành thương mại tỉnh Bắc Giang
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng vốn đầu tư xã hội toàn tỉnh
2.789,93 3.646,72 5.250,36 8.249,53 9.675,64 12.159,85
Trong đó:
- Dịch vụ 1.897,30 1.873,88 2.760,62 4.759,94 1.566,78 1.861,17
-Thương mại 240,14 183,20 314,68 673,50 397,07 507,52
Tỷ lệ vốn đầu tư vào thương mại (%)
So với tổng số vốn đầu tư 8,6 5,0 6,0 8,2 4,1 4,2 So với khu vực dịch vụ 12,7 9,8 11,4 14,1 25,3 27,3
Tỷ lệ vốn đầu tư so GDP ( giá thực tế)
Toàn tỉnh 31,49 34,57 38,9 53,4 49,98 48,04 Khu vực dịch vụ 21,41 17,76 20,46 30,81 8,08 7,35 Ngành thương mại 2,71 1,74 2,33 4,36 2,05 2,00 VốnTM/ TổngBLHH 0.075 - 0.045 - 0,089 0,053
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang
- Qua số liệu thống kê vốn của ngành thương mại của Tỉnh nói chung quá ít , chỉ chiếm 4 % trong tổng số vốn đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của ngành thương mại tương đối thấp so với toàn nền kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2011, giảm từ 2,71 xuống 2,00; cho thấy để tạo ra 1 đơn vị GDP thì vốn ngành thương mại chỉ đóng góp 0,02 đơn vị.
Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Giang
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vốn đầu tư ngành TM/GTTT ngành TM
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Tỷ lệ này tăng giảm không ổn định, qua số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ đầu tư vào ngành thương mại/GTTT ngành thương mại trong giai đoạn 2006 - 2011 tăng giảm không ổn định, chứng tỏ kinh tế của Tỉnh đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư không đảm bảo bởi toàn bộ lợi tức sinh ra không bù đắp được chi phí đầu tư.
- Ở giai đoạn đầu vốn đầu tư vào ngành thương mại đã tập trung cho đầu tư phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội, tạo ra năng lực sản xuất, dịch vụ to lớn cho một số ngành quan trọng (giao thông, cơ sở đào tạo...) tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định cho ngành thương mại. Theo đó, việc giảm tỷ lệ vốn đầu tư/GDP đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, doanh nghiệp thương mại ổn định để mở rộng sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng của người dân.
- Việc giảm tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP về lâu dài là đúng hướng và cần thiết. Nhưng nếu đang từ mức rất cao mà giảm quá nhanh, giảm đột ngột như mấy năm nay có thể lợi bất cập hại, làm cho kinh tế rơi vào trì trệ, giảm phát, thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp, thu nhập của người dân giảm dẫn đến tiêu dùng của người dân theo đó giảm, làm chững lại hoạt động lưu thông hàng hóa.
- Vốn đầu tư không hiệu quả do thất thoát, lãng phí, không tạo ra năng lực sản xuất, các dự án đầu tư thương mại chậm tiến độ vẫn còn phổ biến, dự án đầu tư hiệu quả thấp. Thực trạng chủ yếu là do các nguyên nhân:
- Do đầu tư phân tán, giám sát đầu tư và quản lý đầu tư chưa hợp lý.
0 1.5 3 4.5 6 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2.71 1.74 2.33 4.36 2.05 2
Tỷ lệ vốn đầu tư ngành TM so GTTT TM (giá thực tế)
Tỷ lệ vốn đầu tư ngành TM so GTTT TM (giá thực tế)
- Cơ chế khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư chưa có mục đích rõ ràng.
- Do doanh nghiệp nhà nước được bao cấp bởi một số nhân tố đất đai, tín dụng, nên chưa tính đúng chi phí kinh doanh; vì vậy doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn dựa vào vốn tín dụng và tài nguyên thiên nhiên để đầu tư mở rộng kinh doanh, không thể chủ động đầu tư, rủi ro và bất ổn kinh doanh lớn.
- Năng lực, trình độ chuyên môn của lao động, doanh nghiệp và của cán bộ công chức đều yếu kém, công tác thanh tra đánh giá đầu tư chưa được coi trọng.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các doanh nghiệp KDTM trước tiên cần phải giải quyết được các vấn đề:
- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất .
- Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huy động, đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động.
3) Thực trạng hệ thống hạ tầng thương mại tỉnh * Phân theo loại hình
a. Mạng lưới chợ
- Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 131 chợ, trong đó có 2 chợ hạng I (có 01 chợ đầu mối), 22 chợ hạng II và 107 chợ hạng III. Tổng diện tích đất của 131 chợ là 564.852 m2, diện tích nhà chợ đã được xây dựng khoảng 110.298 m2, phần lớn là chợ bán lẻ, phục vụ nhu cầu dân sinh, có 01 chợ đầu mối nhưng hoạt động khồng hiệu quả, không có chợ chuyên doanh.
- Lực lượng kinh doanh trong chợ chủ yếu là các hộ tư thương, các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Ngoài ra, tại các chợ còn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Tổng số hộ kinh doanh tại các chợ trên toàn tỉnh khoảng 12.471 hộ, chiếm khoảng 54% tổng số 22.814 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ. Số hộ kinh