Nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 27 - 29)

Phải có các biện pháp vừa tinh tế, vừa khẩn trương cho vấn đề số lượng cần huy động được nhiều hơn số đi học tại các trường tiểu học, trung học, cao đẳng đại học ở hai hệ chính quy và không chính quy.

Phải có các chương trình đa dạng để các em "được đi học", "học được", "được phát triển năng lực" theo tố chất và hoàn cảnh của các em.

Với các lớp thuộc chính sách phổ cập (tiểu học vào THCS) phải có sự đầu tư kinh tế giúp cho các em học bằng được chương trình đã ban hành (hoặc theo mục tiêu giảm tải), tránh việc "chống ngồi nhầm lớp" một cách lạnh lùng dẫn đến việc bỏ học hàng loạt.

Dù nước ta còn nghèo song khi đã tuyên bố chủ trương phổ cập 9 năm thì các chính sách sư phạm kinh tế phải gắn bó và thực hiện đồng bộ.

"Thất bại học đường", "loại bỏ học đường" ở lứa tuổi phổ cấp là điều rất nguy hiểm cho sự ổn định xã hội vì thế cần tạo điều kiện cho các em được theo hết chương trình phổ cập.

Nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách đổi mới phương thức dạy và học, để học sinh nhận thức nhanh hơn, sáng tạo và có tính tự giác chủ động hơn trong quá trình tham gia bài học. Ngoài ra còn tăng cường tập huấn mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên để tăng hiệu quả giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm.

Đối với các đối tượng đã quá tuổi đi học và các đối tượng ở độ tuổi vàng (16-24 tuổi) nên mở thêm các lớp bổ túc cho họ và tạo điều kiện để họ có thể hoàn thành hết bậc học của mình cũng như phổ cập cho các đối tượng chưa biết chữ (đặc biệt với các đối tượng ở vùng đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa và người dân tộc thiểu số).

Ngoài ra chính phủ cần tăng ngân sách cho giáo dục nhằm cải thiện cơ sở vật chất và hỗ trợ những đối tượng khó khăn cũng như nâng cao chất lượng hơn trong giảng dạy. Hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như đào tạo thêm các đội ngũ tri thức chất lượng cao như thạc sĩ, tiến sĩ tuy nhiên không nên ồ ạt mà phải đề cao vấn đề chất lượng.

Sau đây nhóm sẽ trình bày mô hình thể hiện sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và việc tăng trưởng trong giáo dục.

Như trên đã trình bày, nhân chỉ số kinh tế là K, chỉ số giáo dục là G. Gán cho mỗi nhân tố kinh tế và giáo dục một ngưỡng giá trị (Gt, Kt). Như vậy G sẽ chia thành 2 miền, Ga ≥ Gt gọi là miền trên gưỡng, Gb ≤ Gt gọi là miền dưới ngưỡng. Tương tự ta cũng có 2 miền đối với K. Kết hợp 2 hệ số giữa K và G (chỉ số K trên trục tung và G trên trục hoành) ta thu được 4 vùng. Gt và Kt được lấy lần lượt là 0,84 và 0,5

Vùng 2: K trên ngưỡng, G dưới ngưỡng Không có sự tương thích K và G

 Mở rộng quy mô với nhiều tầng chất lượng, khai thác các lợi thế của K cho G

Vùng 4: K và G dưới ngưỡng

 Lấy ổn định vĩ mô làm chính, tranh thủ nguồn lực phát triển và cải tiến chất lượng

Vùng 1: K và G cùng trên ngưỡng Có tác động tích cực giữa 2 yếu tố

Kt=0.5 Gt=0.8 4

 Phát triển mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, khai thác lợi thế kinh tế cho phát triển giáo dục

Vùng 3: K dưới ngưỡng, G trên ngưỡng. G bất cập so với K

 Ổn định quy mô giáo dục, thúc đẩy giáo dục phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.

Qua mô hình trên cũng đặt ra các bài toán hóc búa sau:

- Việc xác định chính xác các tỷ số Kt và Gt là quan trọng. Nó tùy thuộc vào mục tiêu của chính phủ tới các vùng, tuy nhiên bên cạnh đó nó còn là tỷ số tồn tại khách quan tùy thuộc vào trình độ phát triển của vùng.

- Việc phân tích và tính toán các chỉ số G và K cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Nếu đánh giá sai sẽ dẫn tới sai lầm trong các chính sách.

- Các biện pháp được thực hiện với các vùng phải có độ linh hoạt và phải tùy thuộc vào trình độ phát triển của vùng đó.

Một phần của tài liệu _t_i_nh_gi_vi_c_m_b_o_c_c_nhu_c_u_c_b_n_c_a_vi_t_nam_th_i_gian_qua_t_1993_n_nay_theo_c_c_ch_hdi_qua_nh_gi_tr_nh_ph_t_tri_n_con_ng_i_vi_t_nam_hi_n_nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w